Sơ kết trồng trọt vụ Hè Thu vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long
Quang
2018-07-24T02:59:43-04:00
2018-07-24T02:59:43-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-trong-nuoc/So-ket-trong-trot-vu-He-Thu-vung-Dong-Nam-bo-va-dong-bang-song-Cuu-Long-1695.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2018_07/new-picture_5.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Ngày 20/7/2018, tại thành phố Tây Ninh, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị Sơ kết trồng trọt vụ Hè Thu và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông, vụ mùa năm 2018 vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Tham gia Hội nghị có đại diện các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo các Hiệp hội, Hội liên quan, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo cùng lãnh đạo Sở và các đơn vị liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành trong vùng. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
Theo tổng hợp từ Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành Nam bộ, vụ Hè Thu 2018, tổng diện tích gieo trồng của các tỉnh Nam bộ đạt 1,69 triệu ha, giảm 10,8 nghìn ha; năng suất ước đạt 5,63 tấn/ha, sản lượng ước đạt 9,51 triệu tấn, tăng 279,7 nghìn tấn so với vụ Hè Thu 2017. Đánh giá chung vụ sản xuất Hè Thu cho thấy: - Thời vụ sản xuất đã được chú ý nhiều hơn, ngoài việc xuống giống tập trung, né rầy theo từng vùng, từng cánh đồng hiện nay, việc xuống giống còn được chuẩn bị và theo dõi chặt chẽ theo nguồn nước và chất lượng nước cung cấp cho sản xuất; - Cơ cấu các nhóm giống lúa tuân thủ theo khuyến cáo, riêng nhóm giống lúa thơm tăng hơn cùng kỳ do sự chuyển dịch từ giống lúa chất lượng cao sang; nhóm nếp đã được điều chỉnh tỉ lệ phù hợp theo thị trường tiêu thụ; /uploads/news/2018_07/new-picture_4.png Toàn cảnh hội nghị Cũng theo kế hoạch từ Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành khu vực Nam bộ thì tổng diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông 2018 là 744 nghìn ha, giảm 21 nghìn ha so năm 2017; năng suất ước đạt 53,6 tạ/ha, tăng 1,64 tạ/ha; sản lượng ước đạt 4 triệu tấn, giảm 12 nghìn tấn so với vụ Thu Đông 2017. Tổng diện tích gieo trồng lúa vụ Mùa 2018-2019 là 234 nghìn ha, tương đương năm2017; năng suất ước đạt 45 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1,1 triệu tấn, tăng 5 nghìn tấn so vụ mùa 2017. Như vậy, dự kiến trong cả năm 2018, diện tích gieo trồng lúa khu vực Nam bộ đạt ít nhất 4.428.947 ha, vì có khả năng diện tích lúa vụ Thu Đông 2018 sẽ cao hơn so với kế hoạch do dự báo tình hình khí tượng thủy văn có nhiều thuận lợi và giá lúa đang có lợi cho nông dân sản xuất, giảm 24.359 ha so năm 2017. Tuy nhiên, do năng suất bình quân cả 3 vụ trong năm đều tăng hơn cùng kỳ nên sản lượng cả năm dự kiến đạt 26,36 triệu tấn, tăng hơn 1,36 triệu tấn so với năm 2017. Trong đó, riêng vụ Đông Xuân 2017- 2018 và mùa 2017- 2018 đã tăng 1,26 triệu tấn so với năm 2017. Theo kết quả dự báo của các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn cho thấy lượng mưa các tháng 6- 9/2018 tại các tỉnh/thành khu vực Nam bộ phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN, các tháng 10- 12/2018 phổ biến thấp/ít hơn TBNN cùng thời kỳ; đồng thời, dự báo cũng cho thấy lũ trên sông Cửu Long năm 2018 tương đương năm 2017. Với tình hình dự báo như trên, thời vụ Thu Đông theo phân vùng ngập sâu, ngập nông và vùng ven biển bố trí như sau: - Vùng ngập sâu (vùng Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên): Cơ cấu 3 vụ xuống giống vào cuối tháng 6, nửa đầu tháng 7, kết thúc vào 20/8. - Vùng ngập nông (thuộc vùng phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu): Cơ cấu 3 vụ xuống giống vào đầu tháng 7, kết thúc vào 10/8. - Vùng ven biển xuống giống vào cuối tháng 7 đầu tháng 8, kết thúc vào 30/8. Đối với vụ Mùa 2018-2019: Phải chờ mưa thật nhiều để rửa mặn, đủ nước tưới mới xuống giống để đảm bảo an toàn. - Lúa mùa một vụ: Xuống giống khoảng tháng 9. - Lúa mùa trên nền tôm- lúa: Xuống giống trong tháng 7- 8. Về cơ cấu giống lúa, vụ Thu Đông ưu tiên sử dụng một số giống lúa thơm như Jasmine 85, nhóm giống ST, Nàng Hoa 9, VD20, Đài Thơm 8… với tỉ lệ 30%; nhóm giống lúa chủ lực cho xuất khẩu cần chiếm tỉ lệ 50- 60% như: OM5451, OM6976, OM7347, OM4900. Đặc biệt cần hạn chế xuống giống lúa nếp và nhóm giống chất lượng trung bình như IR50404, OM576. Đối với vụ lúa Mùa: Ngoài các giống trung mùa địa phương như: Tài Nguyên, Nàng Thơm, có thể sử dụng bổ sung các giống sau: ST5, ST20, OM4900, VD20… Khi bố trí thời vụ cho lúa Thu Đông 2018 cần lưu ý đến thời điểm xuống giống chính vụ lúa Đông Xuân năm 2018-2019. Căn cứ vào thời điểm xuống giống lúa hàng năm, dự báo khả năng di trú của rầy nâu và khả năng xâm nhập mặn sớm, lúa Đông Xuân chính vụ 2018- 2019 xuống giống vào 2 thời điểm chính: - Từ 20- 30/11/2018: Diện tích xuống giống ước tính 600.000 ha - Từ 20-30/12/2018: Diện tích xuống giống ước tính 600.000 ha Để đảm bảo an toàn cho đợt xuống giống 2 thời điểm chính vụ lúa Đông Xuân 2018- 2019 như trên, khung thời vụ chung đề nghị toàn vùng: Kết thúc xuống giống lúa Thu Đông 2018 vào ngày 20/8, tối đa là 30/8/2018. Cục Bảo vệ thực vật cũng khuyến cáo các đợt rầy di trú trong vụ Thu Đông, mùa 2018 để làm cơ sở bố trí lịch thời vụ như sau: Từ tháng 7 đến tháng 9/2018, rầy nâu di trú vào các thời điểm từ 22- 24 tháng trước đến 01- 10 tháng sau. Lưu ý trong đợt tháng 7/2018, rầy di trú có thể với mật số cao do lúa Hè Thu 2018 thu hoạch rộ./.
Nguồn tin: Đoàn Thanh niên Sở: