Sử dụng các giống mới để ghép cải tạo 30.000 ha cà phê già cỗi
Quang
2017-11-19T22:01:34-05:00
2017-11-19T22:01:34-05:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-trong-nuoc/Su-dung-cac-giong-moi-de-ghep-cai-tao-30-000-ha-ca-phe-gia-coi-1596.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên ngoài việc đầu tư trồng tái canh còn sử dụng các giống mới để ghép cải tạo làm “trẻ hóa” các vườn cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, năng suất thấp.
/uploads/news/2017_11/new-picture-44.png Sử dụng các giống mới để ghép cải tạo 30.000 ha cà phê già cỗi. Việc thực hiện ghép các giống mới đối với các vườn cà phê già cỗi (từ 20 năm tuổi trở lên) không những tiết kiệm được chi phí đầu tư mà còn rút ngắn từ 1 đến 2 năm thời gian kiến thiết cơ bản của vườn cà phê. Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên đã hướng dẫn các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất cà phê ở Tây Nguyên chỉ thực hiện ghép cải tạo đối với các vườn cà phê vối già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, hiệu quả kinh tế kém, vườn cây không bị sâu bệnh hại, nhất là các bệnh tuyến trùng rễ. Cứ vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm, sau khi thu hoạch xong cà phê, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên tiến hành cưa đốn vườn cây. Vị trí cưa cây cà phê già cỗi cách mặt đất chừng khoảng 30 đến 35 cm, mặt cưa nghiêng một góc 45 độ theo hướng Đông hoặc Đông Bắc sau đó các nông hộ, doanh nghiệp dọn dẹp vườn thật sạch sẽ, thu gom hết gốc, cành, lá, rác đưa ra khỏi vườn mới tiến hành cày, bừa xới đất thật tơi xốp trước khi ghép . Sau khi cưa cây cà phê già cỗi độ hai tháng, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đã giữ lại mỗi gốc 3 chồi tốt nhất phân bố đều quanh gốc, chồi ghép có chiều cao từ 20 đến 30 cm, có ít nhất từ 1 đến 2 cặp lá, chồi có đường kính 6 đến 8 mm mới tiến hành ghép cây. Các nông hộ, doanh nghiệp cũng thực hiện nghiêm kỹ thuật ghép như chẻ dọc giữa thân đoạn ngắn 2 cm, chồi ghép cắt hình nêm có độ dài 2 cm…sau khi ghép xong tiến hành bọc chồi ghép bằng bằng túi nilon còn gốc ghép bọc lại bằng túi giấy… Phần lớn chồi ghép, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên đều sử dụng các giống cà phê mới như TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13… Đây là các giống cà phê không những cho năng suất cao từ 4,5 đến 8 tấn cà phê nhân/ha, kích cỡ hạt lớn (100 hạt) đạt từ 17 đến 23 gram, được khách hàng thế giới ưa chuộng mà còn chống chịu sâu bệnh, nhất là bệnh gỉ sắt … Gia đình anh Nguyễn Văn Long, ở xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) có 2 ha cà phê già cỗi từ 20 năm trở lên, không bị bệnh tuyến trùng rễ, hàng năm đều đầu tư lớn về phân bón, thuốc trừ sâu, tưới nước nhưng năng suất ngày càng giảm, mỗi niên vụ chỉ đạt 1 tấn cà phê nhân/ha. Sau khi tham quan các mô hình ghép cải tạo và được sự hướng dẫn kỹ thuật ghép của cán bộ khuyến nông huyện, anh Long đã đầu tư vốn mua chồi ghép của Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên về tiến hành ghép cải tạo vườn cây. Nhờ thực hiện ghép đúng quy trình kỹ thuật nên tỷ lệ cây sống đạt trên 90% và đến năm thứ 4 vườn cây đã cho năng suất đạt bình quân 4,5 tấn cà phê nhân/ha. Theo kế hoạch, từ năm 2014 đến năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên ghép cải tạo 30.000 ha cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, năng suất thấp, trong đó, tỉnh Lâm Đồng là địa phương có diện tích cà phê ghép cải tạo nhiều nhất, với 23.000 ha. Đến nay, các tỉnh Tây Nguyên cũng đã ghép cải tạo được trên 23.000 ha, trong đó, tỉnh Lâm Đồng ghép cải tạo làm “trẻ hóa” lại vườn cà phê già cỗi được gần 20.000 ha…./.
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm liên huyện, thị xã Phước Long-Bù Gia Mập: