Xuất khẩu cà phê hướng đến bền vững
Quang
2017-12-06T22:22:52-05:00
2017-12-06T22:22:52-05:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-trong-nuoc/Xuat-khau-ca-phe-huong-den-ben-vung-1607.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2017_12/new-picture.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) xuất khẩu cà phê tháng 11/2017 ước đạt 83.000 tấn đạt trị giá 185 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,27 triệu tấn và 2,89 tỷ USD.
Nâng cao chất lượng và thương hiệu cà phê Việt Nam bằng việc đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ cà phê Giá cà phê xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2017 đạt 2.289,9 USD/tấn, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, sau đó là các thị trường Ý, Ấn Độ và Bỉ. Dự kiến năm 2017 kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD từ sản lượng 1,3 triệu tấn. Để nâng cao chất lượng và thương hiệu cà phê Việt Nam, Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” với tổng kinh phí dự kiến khoảng 170 tỷ đồng và được thực hiện trong giai đoạn 2018- 2023, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là chính sách rất quan trọng nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu, thương hiệu, vì sau gần 20 năm, dù Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê trên thế giới nhưng thương hiệu cà phê Việt còn rất nhỏ. Theo Đề án mục tiêu hướng tới là nâng cao thu nhập của người trồng cà phê trên đơn vị diện tích gieo trồng thông qua việc gia tăng giá trị sản phẩm cà phê đến 2020 tăng 5% và đến 2023 là 7% so với mức thu nhập bình quân niên vụ 2013/2014. Năng suất cà phê vối đạt 2,7 tấn/ha, cà phê chè đạt 2,0 tấn/ha. Đề án cũng hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ cà phê, xây dựng được thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu, bảo đảm có 50% doanh nghiệp (DN) đầu ngành gắn thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng cao trên bao bì sản phẩm trong giao dịch, mua bán trên thị trường trong nước và thế giới… Ngoài ra, đề án sẽ hỗ trợ tối thiểu 10 DN hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến ướt nâng cao chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch; hỗ trợ tối thiểu 5-10 DN xây dựng mô hình sản xuất cà phê chất lượng cao... Như vậy, đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” góp phần hỗ trợ đắc lực cho các DN trong việc liên kết sản xuất với nông dân, kết nối thị trường, nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm tới. Theo Hiệp hội Cà phê và Cacao Việt Nam (Vicofa) ước tính ngành cà phê trong nước cần đẩy nhanh việc chế biến cà phê rang xay, cà phê hoà tan và các sản phẩm khác để đạt được giá trị xuất khẩu 5- 6 tỷ USD vào năm 2030.
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú