Kế hoạch ứng phó với dịch tả lợn châu phi

Thứ tư - 28/11/2018 21:30 585 0
Để chủ động ngăn chặn, giám sát, phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, ngày 15/11/2018 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY về việc Ban hành Kế Hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu: - Giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu phi vào Việt Nam, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc; khách du lịch, phương tiện đi lại và phương tiện vận chuyển đến từ các nước, vùng đã, đang có dịch bệnh và có nguy cơ lớn xảy ra dịch; hoạt động của cư dân biên giới của Việt Nam và các nước. - Chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam để xử lý triệt để, không để lây lan ra diện rộng. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường do bệnh này gây ra. 2. Kế hoạch hành động a) Tình huống 1: Phòng ngừa khi bệnh Dịch tả lợn Châu Phi chưa xâm nhiễm vào Việt Nam. b) Tình huống 2: Xử lý bệnh Dịch tả lợn Châu Phi khi phát hiện tại Việt Nam 3. Trách nhiệm và cơ chế tài chính a) Tổ chức, cá nhân chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, mổ lợn, sản phẩm của lợn có trách nhiệm chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh là chính; thường xuyên thực hiện vệ sinh khử trùng bằng vôi bột hoặc hóa chất đối với chuồng trại nuôi lợn, nơi buôn bán lợn, sản phẩm lợn; vệ sinh khủ trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch; xử lý, bố trí kinh phí để tiêu hủy lợn bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y và chính quyền địa phương. b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách trung ương và địa phương đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. - Ngân sách trung ương: Đảm bảo kinh phí đối với các hoạt động do cơ quan trung ương thực hiện, bao gồm: chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống dịch, phòng chống buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn vào trong nước, tổ chức giám sát phát hiện và phân lập vi rút, tập huấn, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, gửi mẫu đi nước ngoài, công tác truyền thông, tiêu hủy lợn, sản phẩm của lợn và xử lý môi trường. - Ngân sách địa phương: Đảm bảo kinh phí đối với các hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện, bao gồm: chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống dịch, phòng chống buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn vào trong nước, giám sát, tập huấn, hội nghị, hội thảo, gửi mẫu xét nghiệm, thông tin tuyên truyền, chi phí cho các hoạt động phòng chống dịch và hỗ trợ chủ lợn, sản phẩm của lợn, triển khai các biện pháp tại chợ lợn, sản phẩm của lợn, mua sắm dụng cụ, bảo hộ lao động, thuốc sát trùng và triển khai tiêu độc khử trùng, tiêu hỷ lợn bệnh, sản phẩm của lợn bệnh và xử lý môi trường. c) Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng nguồn kinh phí trong dự toán được giao. Trường hợp có nhu cầu bổ sung, cần có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, Bố Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. d) Huy động nguồn kinh phí viện trợ của các tổ chức quốc tế và các nước để triển khai các hoạt động phòng chống dịch. Kết hợp với các đề án, chương trình, dự án, kế hoạch phòng chống dịch bệnh có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai, tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Tác giả bài viết: Võ Thị Lan Hương
Nguồn tin: Chi đoàn Cơ quan Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây