Hiệp định “SPS” đối với nông sản xuất khẩu

Thứ năm - 30/06/2022 23:04 851 0
Hiệp định SPS là Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiệp định SPS là một công cụ quan trọng được áp dụng cho tất cả các thành viên WTO từ thời điểm sáng lập năm 1995. Hiệp định SPS ghi nhận nhu cầu tự bảo vệ mình của các nước thành viên WTO trước các rủi ro qua xâm nhập của sâu hại và dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng tìm cách giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào của các biện pháp SPS tới thương mại. Một số nội dung chính của Hiệp định như sau.
1. Xác định nguồn gốc các rủi của hàng hóa:
- Nguồn gốc các rủi ro tới đời sống hay sức khỏe động vật: Bao gồm sự xâm nhập, hình thành hay lan truyền của sâu hại (gồm cả cỏ dại), bệnh hại, sinh vật truyền bệnh hoặc gây bệnh; cũng như các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm (gồm dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc thú y và chất ngoại dư), các độc tố, hay sinh vật gây bệnh trong thức ăn chăn nuôi.
Hình ảnh minh họa
- Nguồn gốc các rủi ro tới đời sống hay sức khoẻ thực vật: sự xâm nhập, hình thành hay lan truyền của sâu hại (gồm cả cỏ dại), bệnh hại, sinh vật truyền bệnh hoặc gây bệnh.
- Nguồn gốc của các rủi ro tới đời sống và sức khỏe con người bắt nguồn từ các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, độc tố hay sinh vật gây bệnh trong thức ăn hay đồ uống; các bệnh lan truyền qua động vật, thực vật hoặc các sản phẩm của chúng; hoặc sự xâm nhập, hình thành hay lan truyền của sâu hại.
2. Các quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của các thành viên WTO:
Hiệp định công nhận các quốc gia có quyền đưa ra các biện pháp về vệ sinh và an toàn thực phẩm nhưng nó được áp dụng chỉ trong phạm vi cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật hoặc thực vật và không được phân biệt đối xử tuỳ tiện và vô lý giữa các thành viên khi có các điều kiện tương tự hoặc như nhau.
Nhằm mục đích hài hoà các biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm trên một diện rộng nhất có thể, các thành viên được khuyến khích căn cứ các biện pháp của mình trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế nếu chúng đã ban hành. Tuy nhiên, các thành viên có thể duy trì hoặc đưa ra các biện pháp mà đưa lại kết quả là các tiêu chuẩn cao hơn nếu có các biện chứng khoa học hoặc như là hệ quả của một quyết định về rủi ro đồng nhất dựa trên đánh giá rủi ro thích đáng. Hiệp định giải thích rõ ràng các thủ tục và tiêu chuẩn đối với đánh giá rủi ro và xác định mức độ bảo vệ phù hợp về vệ sinh động thực vật.
Hiệp định này hy vọng các thành viên chấp nhận các phương pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm của các quốc gia khác là tương đương nếu nước xuất khẩu chứng minh được cho nước nhập khẩu rằng các biện pháp của mình đã đạt được cấp độ bảo vệ phù hợp về sức khoẻ tại nước nhập khẩu. Hiệp định bao gồm các quy định về các thủ tục kiểm soát, thanh tra và chấp thuận.
Tác giả bài viết: Vũ Hường
Nguồn tin: Bộ phận TT và BVTV-Văn phòng sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây