Theo đó, việc thực hiện Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cảnh tranh của sản phẩm nông , lâm, thủy sản của Bình Phước tại thị trường trong nước và quốc tế.
Theo Kế hoạch, phấn đấu 100% văn bản quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn mới của Việt Nam và thị trường nhập khẩu được phổ biến, cập nhật; Diện tích trồng trọt được chứng nhận VietGAP đạt 8,8% (tăng 2% so với năm 2021); Số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP, công nhận an toàn dịch bệnh, được chứng nhận ATTP đạt 75% (tăng 2% so với năm 2021); Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP (Xếp loại A, B) đạt 87.5% (tăng 9.9% so với năm 2021); Tiếp tục triển khai công tác giám sát ATTP nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh; hạn chế tối đa vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh, chất cẩm.
Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần triển khai thực hiện và chỉ đạo các phòng ban, đơn vị trực thuộc những nội dụng cụ thể như sau:
1. Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú Y, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh cùng các sở ngành có liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về ATTP nông lâm thủy sản để nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh trong việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và nâng cao uy tín thực phẩm nông, lâm, thủy sản Bình Phước.
- Chủ trì phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; triển khai chương trình giám sát ATTP nông lâm thủy sản trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp; hướng dẫn xây dựng vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo chất lượng và đảm bảo ATTP; triển khai các hoạt động về xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Phối với với các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý giống cây trồng; quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Hướng dẫn cơ sở trồng trọt tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, thuốc BVTV sinh học… thực hành IPM, sử dụng các loại thiên địch để tạo ra sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế về chất lượng và ATTP.
- Tham mưu kiện toàn tổ chức, bộ máy theo chức năng nhiệm vụ, đúng quy định; sắp xếp ổn định và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Hướng dẫn ứng dụng nền tảng chuyển đổi số trong lĩnh vực chất lượng, ATTP và truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cáo giá trị, năng lực cạnh tranh của thực phẩm nông, lâm, thủy sản Bình Phước.
2. Thanh tra Sở:
Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành, đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm.
3. Chi cục Chăn nuôi và Thú Y
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao thuộc phạm vi quản lý để đảm bảo điều kiện về ATTP trong giết mổ, sơ chế, bảo quản, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật.
Đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng , cả năm về Văn phòng sở (thông qua Bộ phận Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) theo quy định, trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện.