Một số điểm mới về định mức kinh tế - kỹ thuật làm căn cứ xác định chi phí thực hiện một số biện pháp lâm sinh, tuần tra bảo vệ rừng

Thứ hai - 15/01/2024 02:58 140 0
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 21/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 Quy định một số định mức kinh tế - kỹ thuật về Lâm nghiệp (Thông tư số 21/2023/TT-BNNPTNT). Sau đây xin giới thiệu một số điểm mới làm căn cứ xây dựng dự toán các biện pháp lâm sinh, tuần tra bảo vệ rừng so với quy định trước đây là Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Thứ nhất, nếu như Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN quy định định mức chi phí quản lý và định mức cấp bậc công việc cho từng nội dung công việc cụ thể từ thu hái chế biến hạt giống, xử  lý gieo hạt và cấy cây... đến trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tương ứng với cấp bậc công việc cụ thể thì Thông tư số 21/2023/TT-BNNPTNT chỉ có hai cấp bậc công việc tương ứng với hai hạng mục công việc là công nhân sản xuất, cung ứng giống, trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng và hạng mục công việc đối với lao động thiết kế.
Thứ hai, điểm mới tại Thông tư số 21/2023/TT-BNNPTNT quy định định mức kinh tế - kỹ thuật đối với trồng rừng trên đất đồi núi và trồng rừng trên đất ngập mặn trong đó quy định cụ thể nhân công lao động trực tiếp, nhân công lao động gián tiếp tương ứng với từng hạng mục công việc từ năm thứ nhất đến năm thứ mười; đối với biện pháp lâm sinh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung định mức quy định nhân công lao động trực tiếp, gián tiếp tương ứng đối với từng hạng mục công việc từ năm thứ nhất đến năm thứ sáu (các quy định trước đây chỉ quy định định mức đến năm thứ 4).
Thứ ba, Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN quy định định mức lao động các khâu công việc trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng có tính đến các yếu tố hình thành cự ly đi làm, nhóm thực bì, nhóm đất, kích thước bầu đem trồng, lượng phân bón theo thiết kế, điều kiện bảo vệ rừng với rất nhiều định mức. Đến Thông tư số 21/2023/TT-BNNPTNT quy định định mức nhân công lao động căn cứ vào điều kiện lập địa, biện pháp kỹ thuật, cự ly di chuyển và loại rừng áp dụng hệ số điều chỉnh (K) để tính toán mức hao phí lao động cần thiết cho từng hạng mục công việc khi lập thiết kế, dự toán trồng rừng.
 Chăm sóc rừng trồng tại Ban QLRPH Tà Thiết
Thứ tư, Bảng hệ số điều chỉnh được chia thành các nhóm hệ số gồm: (1) Hệ số nhóm đất (nhóm đất khác dược chia thành 4 cấp tương ứng với 4 nhóm đất và nhóm đất ngập mặn được chia thành 3 cấp tương ứng với 3 nhóm đất), hệ số điều chỉnh nhóm đất áp dụng cho các công việc cuốc hố, xơi, vun gốc; (2) Hệ số nhóm thực bì phát vỡ được chia thành 3 nhóm tương ứng với 3 nhóm thực bì và được áp dụng cho nội dung công việc phát vỡ thực bì trước khi trồng rừng, phát chăm sóc hàng năm; (3) Hệ số chuyển đổi cự ly di chuyển chia thành 2 nhóm đất khác và nhóm đất ngập mặn, mỗi nhóm đất chia làm 3 cấp tương đương cự ly di chuyển khác nhau, áp dụng cho nội dung công việc phát dọn thực bì, cuốc hố, lấp hố, vận chuyển cây con và trồng, vận chuyển bón phân, trồng dặm, phát chăm sóc và xới chăm sóc hàng năm; (4) Hệ số chuyển đổi kích thước hố (đối với nhóm đất khác chia thành 4 cấp và nhóm đất ngập mặn chia thành 5 cấp), áp dụng cho nội dung công việc cuốc hố, lấp hố; (5) Hệ số chuyển đổi đường kính xới chăm sóc được chia làm 3 cấp, áp dụng cho công việc xới, vun gốc; (6) Hệ số chuyển đổi độ dốc được chia làm 3 nhóm tương ứng với 3 nhóm độ dốc khác nhau và được áp dụng cho nội dung công việc phát dọn thực bì, cuốc hố, lấp hố, vận chuyển cây con và trồng, vận chuyển bón phân, trồng dặm, phát chăm sóc và xới chăm sóc hàng năm.
Như vậy, với việc Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành Thông tư số 21/2023/TT-BNNPTNT đã đã giúp các địa phương, chủ đầu tư thuận lợi hơn trong việc xây dựng dự toán các biện pháp lâm sinh, dự toán bảo vệ rừng do có quy định định mức cụ thể.
Khi lập dự toán công trình lâm sinh, ngoài việc áp dụng các định mức nêu trên tại Thông tư số 21/2023/TT-BNNPTNT thì cần căn cứ vào đối tượng và nội dung biện pháp kỹ thuật cụ thể thực hiện theo Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Chi tiết Thông tư đề nghị truy cập website: https://www.tongcuclamnghiep.gov.vn 
Tác giả bài viết: Trần Thị Liên
Nguồn tin: Chi cục Kiểm lâm:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây