Bình Định: Hiệu quả từ mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dưa lưới

Chủ nhật - 28/06/2020 23:24 201 0
Khi điều kiện tự nhiên, thời tiết không thuận lợi diễn biến bất thường, nắng nóng kéo dài ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp thì nhu cầu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngày càng cấp thiết. Trong đó, trồng dưa lưới theo hướng ứng dụng công nghệ cao là giải pháp được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả cao.
Xuất phát từ nhu cầu trên, năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hoài Ân thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dưa lưới bằng giá thể hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Thạch Long 2, xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân với diện tích 1.000 m2 được triển khai ở vụ Hè Thu. Dưa lưới trong mô hình được trồng nhà màng ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, sử dụng hai giống TL3, Golden Emirel và được trồng hàng kép kiểu nanh sấu với mật độ trung bình 2.500 cây/1.000 m2. Mô hình áp dụng các biện pháp chăm sóc (tưới nước, buộc dây, cắt tỉa, thụ phấn, bón phân,...) theo quy trình được Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định phê duyệt. /uploads/van-phong-so/2020_06/dua-luoi.jpg Mô hình thực hiện tại xã Ân Tường Đông, Hoài Ân, Bình Định Qua quá trình theo dõi, đánh giá cho thấy dưa lưới có thời gian sinh trưởng vụ Hè Thu trung bình 70 – 75 ngày, đường kính quả từ 45 – 55 cm, độ dày thịt quả 4 – 5 cm. Trong chăm sóc chỉ lấy một quả/cây, với mật độ trồng 2.500 cây/1.000 m2 cho năng suất trung bình từ 1,6 kg/quả (TL3) – 1,8 kg/quả (Golden Emirel ), tương đương 4 – 4,5 tấn/1.000 m2. Ngoài ra việc trồng trong nhà màng, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong trồng và chăm sóc nên sâu, bệnh hại không ảnh hưởng tới sinh trưởng, năng suất và chất lượng của hai giống dưa lưới trên. Sau khi trừ chi phí (giống, vật tư, công lao động, khấu hao tài sản 10%/vụ), lợi nhuận đạt được trung bình của mô hình từ 50 – 70 triệu đồng/1.000 m2. Với khả năng sinh trưởng tốt và thích nghi sinh thái tại địa phương, bước đầu cho thấy mô hình thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, trồng được nhiều vụ trong năm, có thể trồng trái vụ, tiết kiệm được nước tưới mà vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm. Qua đó giúp nâng cao thu nhập cho người sản xuất và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Đây là hướng sản xuất phù hợp với định hướng phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang
Nguồn tin: Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập220
  • Hôm nay6,756
  • Tháng hiện tại100,310
  • Tổng lượt truy cập6,464,310
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây