Hội nghị Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040

Thứ ba - 29/09/2020 03:22 222 0
Sáng ngày 15/9/2020, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, ngày 16/01/2008 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Sau hơn 10 năm triển khai chiến lược phát triển chăn nuôi đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: Chăn nuôi Việt Nam luôn phát triển với tốc độ cao, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu. Giai đoạn 2008 - 2018, sản lượng thịt các loại tăng 1,5 lần (từ 3,6 triệu tấn lên 5,4 triệu tấn), trứng tăng 2,3 lần (từ gần 5,0 tỷ quả lên 11,6 tỷ quả), sữa tươi tăng 3,6 lần (từ 262,2 nghìn tấn lên 936,7 nghìn tấn), thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng gần 2,4 lần (từ 8,5 triệu tấn lên 20,2 triệu tấn). Một số sản phẩm chăn nuôi đã được xuất khẩu như: thịt lợn choai, lợn sữa, thịt gia cầm, trứng muối, mật ong, tổ yến, tơ tằm, sữa và các sản phẩm từ sữa… khẳng định giá trị thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi trong nước với khu vực và trên thế giới.Nhiều lĩnh vực chăn nuôi đã có vị thế cao trong khu vực và trên thế giới như: chăn nuôi lợn đứng vị trí thứ 5 về đầu con, thứ 6 về sản lượng; đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới; năng suất bò sữa và sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng số 1 trong khu vực Đông Nam Á… Cùng với trồng trọt, chăn nuôi đã tạo sinh kế cho 6,0 - 6,5 triệu nông hộ trong 8,6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, góp phần thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế đầu tư lớn trong phát triển chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi theo mô hình chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn.Bên cạnh những thành tựu trên, ngành chăn nuôi đang còn bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập: Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số; công tác kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và môi trường còn nhiều bất cập nhất là khu vực chăn nuôi nông hộ và giết mổ nhỏ lẻ; tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết còn chiếm tỷ trọng thấp; hoạt động nghiên cứu khoa học chăn nuôi chưa có nhiều đột phá; công tác dự báo, dự tính về thị trường sản phẩm chăn nuôi còn nhiều hạn chế…Nhu cầu thực phẩm về các sản phẩm chăn nuôi trong nước và các nước trong khu vực tiếp tục tăng cao trong thời kỳ tới. Dự kiến đến năm 2030 dân số nước ta sẽ đạt gần 107 triệu người, mức thu nhập trên 10.000 USD và ít nhất 50 triệu khách du lịch quốc tế đến, Việt Nam sẽ là thị trường lớn về sức tiêu dùng thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, chăn nuôi Việt Nam cũng cần phải thay đổi nhanh để thích ứng với tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, diễn biến phức tạp của dịch bệnh và sự thay đổi ngày một lớn của khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ. Chính vì vậy, việc ban hành Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040 là phù hợp và rất cần thiết.Nội dung Dự thảo chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040 với quan điểm và mục tiêu phát triển: Phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với chuỗi giá trị, kinh tế tuần hoàn, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh và an toàn thực phẩm, đối xử nhân đạo với vật nuôi. Tăng cường nghiên cứu khoa học và ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trong chăn nuôi. Đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Sản phẩm chăn nuôi đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu. /uploads/van-phong-so/2020_09/a1.jpg Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong những năm qua ngành chăn nuôi nước ta phát triển với tốc độ cao, đáp ứng căn bản đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước (thịt, trứng, sữa…) cho 100 triệu dân. Tốc độ phát triển lĩnh vực chăn nuôi nhanh, nhưng mất cân đối về cơ cấu các sản phẩm, tỷ lệ thịt lợn hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao, các loại thịt khác như thịt bò, gia cầm còn thấp. Đặc biệt, mục tiêu đặt ra là đưa chăn nuôi lên thành ngành chính nhưng thực tế sản phẩm chăn nuôi phục vụ xuất khẩu chưa nhiều trong khi nhiều mặt hàng khác về trồng trọt, thủy sản đã xuất khẩu lớn đóng góp quan trọng cho nền kinh tế.Bộ trưởng nhấn mạnh, ngành chăn nuôi là ngành trụ cột trong nông nghiệp, cần phải xây dựng chiến lược mới cho chăn nuôi, cần phải khắc phục những tồn tại căn cốt của quá trình thực hiện chiến lược giai đoạn vừa qua. Trong giai đoạn tới để thích ứng với tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu ngành chăn nuôi xác định phát triển theo 3 trục, đó là: hiệu quả kinh tế, môi trường và an sinh xã hội hướng đến mục tiêu bền vững. Thay đổi lại kết cấu ngành hàng cho phù hợp. Ngành chăn nuôi phải đi đầu trong kinh tế tuần hoàn, áp dụng công nghệ mới nhất, hướng đến mục tiêu xuất khẩu.Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao nội dung Dự thảo chiến lược cho giai đoạn 2020 - 2030 trên cơ sở lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học thể hiện sự công phu, bài bản, khoa học, kỹ lưỡng, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ động phối hợp hoàn thiện các thủ tục cần thiết trình Chính phủ thông qua để triển khai thực hiện.Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ngành chăn nuôi luôn đóng vai trò quan trọng, được Đảng và Nhà nước quan tâm, phát triển. Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2008 - 2020 là một trong những chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực đầu tiên được phê duyệt. Triển khai Chiến lược, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tập trung tái cấu trúc ngành chăn nuôi, tạo ra sản phẩm có giá trị cao, năng suất hiệu quả. Đặc biêt, Luật Chăn nuôi đã được Quốc hội thông qua là hành lang pháp lý quan trọng để phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ngày càng gia tăng; năng lực của các doanh nghiệp chăn nuôi ngày càng lớn; các hiệp định cũng là thời cơ vận hội lớn mở ra thị trường cho sản phẩm chăn nuôi. Phó Thủ tướng yêu cầu phát triển Ngành chăn nuôi đảm bảo năng suất, chất lượng, gắn với bảo vệ môi trường, an toàn dịch bệnh, coi trọng chăn nuôi truyền thống. Phát triển mạnh các doanh nghiệp chăn nuôi, coi đây là động lực chính để công nghiệp hóa - hiện đại hoá ngành chăn nuôi, để xây dựng những liên kết chuỗi giá trị chăn nuôi áp dụng khoa học công nghệ, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bền vững.
Tác giả bài viết: BBT (gt)
Nguồn tin: Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập272
  • Hôm nay8,366
  • Tháng hiện tại193,657
  • Tổng lượt truy cập6,976,628
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây