Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam gửi cảnh báo của Ấn Độ về việc xuất khẩu của Hồ tiêu Việt Nam vào Ấn Độ.

Thứ ba - 18/08/2020 21:36 183 0
Theo thehindubusinessline, lượng Hồ tiêu nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh đã khiến cho hiệp hội nông dân trồng tiêu Ấn Độ lên tiếng phản và đề nghị Hiệp hội Gia vị Ấn Độ nhanh chống điều tra xem liệu Hồ tiêu Việt Nam có đáp ứng hàm lượng piperine tối thiểu 6% được quy định bởi Tổng cục Ngoại Thương (DGFT) Ấn Độ vào năm 2018 hay không.
Đại diện liên minh thương nhân, người trồng tiêu và gia vị Ấn Độ khu vực Kerala đã có văn bản gửi Chính phủ Ấn Độ và cho rằng tiêu đen nhẹ của Việt Nam không đạt được hàm lượng piperine tối thiểu 6% như tiêu chuẩn yêu cầu và mẫu tiêu của Việt Nam được gửi cho phòng thí nghiệm của Ban Gia vị Ấn Độ để kiểm nghiệm đã bị tráo đổi.Vì giá rẻ và chỉ bẳng nửa giá tiêu của Sri Lanka, do đó tiêu nhẹ của Việt Nam được ưa chuộng cho công nghiệp chế biến dầu và oleoresins. Hồ tiêu của Sri Lanka có giá khoảng 300 Rupee/kg trong khi tiêu Việt Nam chỉ 175 Rupee/kg và gấp đôi lượng chất thải, Kishore Shamji, điều phối viên của Consortium cho biết. Ông yêu cầu các cơ quan chức năng giao việc lấy mẫu cho Cục tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm Ấn độ (FSSAI), Kochi - đơn vị đang phụ trách kiểm tra các loại gia vị nhập khẩu để sử dụng trong nước tại cảng nhập.Theo số liệu thống kê nhập khẩu, Đại diện hiệp hội nông dân trồng tiêu Ấn Độ, ông KK Vishwanath cho biết từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, lượng Hồ tiêu từ Việt Nam được nhập khẩu cho mục đích chiết xuất là 6.314 tấn và các đơn vị sản xuất là nhà nhập khẩu lớn. Sản phẩm được chào với giá thấp hơn phân nửa và do đó nhà nhập khẩu có thể mua với số lượng gấp đôi. /uploads/van-phong-so/2020_08/ht.jpgRajiv Palicha, Chủ tịch Diễn đàn các nhà xuất khẩu gia vị toàn Ấn Độ (AISEF) cho biết: “Đối với bất kỳ ai tuyên bố rằng Việt Nam không sản xuất hạt tiêu đen với 6% piperine là hoàn toàn thiếu hiểu biết. Sri Lanka, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ sản xuất nhiều loại tiêu với hàm lượng piperine dao động từ 4-10%. Điều quan trọng là phải biết khi nào nên mua và mua từ đâu. Ông nói, đó là một quy trình có tính chọn lọc cao và chuyên nghiệp với bề dày kinh nghiệm hơn hàng chục năm trong lĩnh vực nông nghiệp và biết quá trình tiêu trưởng thành từ lúc ra hoa. Những cáo buộc này phủ bóng đen lên ngành công nghiệp gia vị giá trị gia tăng và Ban gia vị trong khi ngành công nghiệp chế biến dầu của Ấn Độ đang dẫn đầu và chiếm gần 65% thị phần toàn cầu.AISEF kiến nghị mọi hoạt động nhập khẩu hạt tiêu chỉ được thực hiện thông qua các công ty được ủy quyền và đăng ký tại Ban Gia vị. Đối với hàng hóa nhập khẩu bởi người có Giấy phép ủy quyền trước và EOU, mỗi kg đơn lẻ nhập vào đều chịu sự điều chỉnh bởi các chỉ tiêu được thiết lập, được tính toán và kiểm toán bởi DGFT và Ban gia vị. Ông nói, thời hạn tái xuất sản phẩm giá trị gia tăng đã được giảm từ 36 tháng xuống chỉ còn 4 tháng để đảm bảo tính minh bạch hơn nữa.
Tác giả bài viết: Võ Lan Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập270
  • Hôm nay8,366
  • Tháng hiện tại193,588
  • Tổng lượt truy cập6,976,559
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây