Kỷ niệm 07.5

Học tập, trao đổi kinh nghiệm Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp

Thứ ba - 13/06/2023 22:05 117 0
Ngày 09/6/2023, tại tỉnh Hậu Giang, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang đã tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về triển khai chuyển đổi số và nền tảng cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp với các Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Phước và Bến Tre.
Về phía Bình PhướcGiám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Phạm Thụy Luân lãnh đạo: Sở Thông tin và Truyền thông, VNPT, UBND huyện Lộc Ninh tham dự.
Toàn cảnh buổi làm việc
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang chia sẽ chuyển đổi số của ngành nông nghiệp đã đạt được một số kết quả nội bật như: Xây dựng và đưa vào vận hành Sàn giao dịch và truy xuất nguồn gốc “Nông sản Hậu Giang” giúp nông dân có điều kiện thuận lợi để ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc nông sản. Đến nay đã có trên 3.150 tổ chức và cá nhân đăng ký tài khoản sử dụng. Có trên 450 nông sản, sản phẩm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia trên sàn, giải quyết vấn đề truy xuất nguồn gốc nông sản, tăng cơ hội tiếp cận với doanh nghiệp và góp phần giải quyết đầu ra nông sản của nông dân. Thí điểm công nghệ Autotimelapse trong truy xuất nguồn gốc một số loại nông sản ở Hậu Giang. Đến nay đã thực hiện thí điểm được 5 điểm trên địa bàn toàn tỉnh. Hỗ trợ nông dân, HTX đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) “Vo Sò” và “Posmart” đến nay đã có 138.881 tài khoản người bán đăng ký với 1.981 sản phẩm trong đó có 112 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn TMĐT; Thời điểm hiện tại số lượng đơn hàng nông sản của tỉnh bán trên 2 sàn là 20.696 đơn hàng, với tổng doanh thu trên 3,7 tỷ đồng. Ngành nông nghiệp Hậu Giang được hỗ trợ 13 máy bay phun thuốc, đã đào tạo trên 24 phi công có thể thành thạo trong vận hành, sử dụng máy bay phun thuốc vào phục vụ nông dân. Hình thức thực hiện thông qua thành lập Tổ phun thuốc dịch vụ bằng máy bay theo nhu cầu của nông dân. Đến nay đã phun trình diễn và dịch vụ trên 15.180 ha. Lắp đặt và khai thác số liệu quan trắc có hiệu quả 10 trạm đo mặn tự động nhằm đánh giá tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh. Ứng dụng Bẫy đèn thông minh trong công tác dự tính, dự báo sinh vật gây hại... Hiện nay, đang hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT trên nền tảng web cho 8 phân hệ đang và chuẩn bị triển khai. Xây dựng ứng dụng di động (Android và IOS) cho 8 phân hệ nêu trên để phục vụ cho công tác thu thập thông tin tại thực địa và phân hệ dashboard phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo điều hành.
Giám đốc Sở NN và PTNT Bình Phước Phạm Thụy Luân (phía trái)
tặng quà lưu niệm cho Sở NN và PTNT Hậu Giang.
Tại buổi làm việc các đại biểu cũng đã trao đổi làm rõ thêm một số cơ chế, chính sách, định hướng trong thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực. Cần đánh giá, rà soát cụ thể để đề xuất thực hiện đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong triểu khai từ Trung ương đến địa phương. Trước hết phải đảm bảo các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT, sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành. Việc bố trí nguồn nhân lực, phát huy vai trò tiên phong của người đứng đầu, phải quan tâm và xem công tác chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng yếu của ngành nông nghiệp.
 
Đoàn Công tác tỉnh Bình Phước chụp hình lưu
niệm với các đại biểu tham dự buổi làm việc

Tác giả bài viết: Nguyễn Công Đồng

Nguồn tin: Bộ phận Kế hoạch tài chính-Văn phòng Sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay7,912
  • Tháng hiện tại24,121
  • Tổng lượt truy cập4,708,203
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây