Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, có hiệu quả sự cố thiên tai

Thứ năm - 21/10/2021 22:23 372 0
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh thường xuyên có mưa trên diện rộng, có nơi mưa vừa đến mưa to, kèm theo đó là tình hình xả tràn điều tiết các hồ chứa thủy điện nên khu vực hạ du các hồ chứa thủy điện có nguy cơ ngập lụt, các vùng trũng thấp ven sông, suối tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất đối với nhân dân sinh sống tại các khu vực này.
Để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, có hiệu quả sự cố thiên tai có thể xảy ra trong các tình huống cấp bách, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:    
1. Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thị xã, thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên liên hệ các xã, phường, thị trấn nắm bắt tình hình thời tiết, thiên tai tại các địa phương,  thông báo kịp thời về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh.
2. Giao Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thị xã: Phước Long, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Hớn Quản, Bù Đốp, Lộc Ninh, Chơn Thành, Đồng Xoài phối hợp và thông báo tình hình xả lũ của các nhà máy thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng cho UBND các xã, phường, thị trấn và nhân dân biết để chủ động ứng phó kịp thời, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra; các địa phương phải chủ động xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống thiên tai.  
3. Thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra giám sát việc vận hành xả lũ của các nhà máy thủy điện, kịp thời tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh chỉ đạo các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý kịp thời các tình huống thiên tai xảy ra làm ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân khi các hồ xả nước.
4. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, thông tin kịp thời đến UBND cấp xã và người dân chủ động các biện pháp phòng tránh kịp thời bảo đảm an toàn cho người, tài sản và ổn định sản xuất, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động nhân lực, phương tiện, vật tư đảm bảo ứng phó kịp thời khi thiên tai xảy ra.
- Tổ chức rà soát và cắm biển báo tại những địa điểm nguy hiểm thường xuyên hoặc có nguy cơ cao xảy ra thiên tai. Triển khai các lực lượng cảnh báo, canh gác tại các tuyến đường bị ngập lụt, chia cắt để đảm bảo an toàn cho người dân đồng thời cảnh báo người dân không di chuyển ở những vùng nước ngập sâu, chảy xiết.
- Triển khai các lực lượng, nhất là các lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở tổ chức kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu các hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở; phát hiện kịp thời những nơi dòng chảy bị tắc nghẽn, các dấu hiệu bất thường khác để thông báo chính quyền địa phương và người dân kịp thời xử lý hoặc di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn.
- Rà soát, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt. Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại khu vực bị ngập lụt, chia cắt; tổ chức sơ tán dân ở những nguy cơ cao đến nơi an toàn.

            
 
Tác giả bài viết: Vũ Lan Phương
Nguồn tin: Chi cục Thủy lợi:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay10,038
  • Tháng hiện tại222,091
  • Tổng lượt truy cập5,999,513
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây