Triển khai Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi

Thứ tư - 13/03/2024 22:04 110 0
Ngày 02/02/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 145/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai (PCTT) và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục đích của Kế hoạch nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch PCTT và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của quy hoạch. Xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án ưu tiên triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Xây dựng kế hoạch đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi, PCTT.
Chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch gồm: Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm nguồn tài chính; bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Trong đó, Kế hoạch đưa ra giải pháp là xây dựng cơ chế chính sách huy động nguồn lực ứng phó với thiên tai từ quỹ PCTT để thu hút tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi, PCTT theo quy hoạch. Tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế để tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, thu hút nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng thủy lợi và PCTT.
Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi và PCTT; củng cố, kiện toàn các tổ chức thủy lợi cơ sở phù hợp với đặc thù của vùng, miền. Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực thủy lợi, PCTT…
Tăng cường ứng dụng công nghệ số, hạ tầng quản trị số, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, thông minh vào quản lý, khai thác hạ tầng thủy lợi, PCTT; quan trắc công trình, kiểm tra, kiểm định, đánh giá, chủ động ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước, giảm thiểu ảnh hưởng của sự cố đập, hồ chứa đến hạ du; quan trắc, giám sát công trình đê điều, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển… Đẩy mạnh bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác công trình, hệ thống công trình thủy lợi, PCTT…
Tác giả bài viết: Vũ Lan Phương
Nguồn tin: Chi cục Thủy lợi:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay2,965
  • Tháng hiện tại47,082
  • Tổng lượt truy cập6,147,514
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây