Một số quy định mới trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

Thứ ba - 21/05/2024 21:37 157 0
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Theo đó, Thông tư đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung quan trọng đối với việc kiểm dịch nội địa động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
Một số sửa đổi, bổ sung, thay thế cần chú ý một số cụm từ, phụ lục, biểu mẫu của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, cụ thể như sau:
 Động vật, sản phậm động vật kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
1. Đối với việc kiểm dịch nội địa:
- Tại điểm 2, điều 2 sửa đổi nội dung: Thay thế cụm từ “Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được đánh dấu bằng cách bấm thẻ tai bằng nhựa cao su, thẻ tai được bấm ở mặt trong tai bên phải của gia súc. Thẻ tai được quy định như sau:” bằng cụm từ “Động vật giống (Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la) khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được đánh dấu bằng cách bấm thẻ tai. Thẻ tai được quy định như sau:” tại khoản 1 Điều 21.
Như vậy, các đối tượng động vật “trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la” khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chỉ thực hiện bấm thẻ tai đánh dấu đối với “động vật giống”.
- Tại điểm 15, điểm 2 bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 mục I, Phụ lục XI:
“3. Lấy mẫu xét nghiệm để kiểm dịch.
a) Đối với động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh quy định tại mục I của Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này: Mẫu xét nghiệm là mẫu gộp từ 05 mẫu đơn thành 01 mẫu để xét nghiệm tác nhân gây bệnh;
b) Nguyên tắc gộp mẫu xét nghiệm: chỉ gộp mẫu đơn cùng loài động vật, cùng lô hàng, cùng một cơ sở chăn nuôi hoặc thu gom, kinh doanh động vật;
c) Trường hợp không thể gộp mẫu để xét nghiệm theo mẫu gộp, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh theo mẫu đơn.”.
Như vậy, việc gộp mẫu để xét nghiệm đã được quy định cụ thể. Qua đó, giúp chủ hàng giảm được chi phí cho việc xét nghiệm khi thực hiện thủ tục kiểm dịch.
- Tại điểm 19, điều 2 bổ sung nội dung: “Phụ lục XIV QUY TRÌNH KIỂM TRA, LẤY MẪU KIỂM DỊCH LÔ HÀNG SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN” vào sau Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, bổ sung quy trình lấy mẫu cụ thể khi thực hiện kiểm dịch đối với các lô hàng sản phẩm động vật trên cạn.
2. Đối với việc kiểm dịch nhập khẩu:
Tại khoản 16, điều 1 sửa đổi, bổ sung nội dung: Thay cụm từ “Làm giống” bằng cụm từ “Làm giống hoặc giết mổ” tại số thứ tự 20 của Bảng 1 mục I Phụ lục XII.
Như vậy, đối với các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật nhập khẩu, bệnh Niu-cát-xơn    trên gà phải thực hiện xét nghiệm cho cả “đối tượng làm giống hoặc giết mổ” thay cho việc chỉ xét nghiệm đối với đối tượng “làm giống” như trước đây.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/5/2024.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thành Nhân
Nguồn tin: Thanh tra Sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây