MỘT SỐ GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA DỊCH BỆNH TẢ HEO CHÂU PHI
Nguyễn Thị Duyên
2019-06-17T23:18:03-04:00
2019-06-17T23:18:03-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/ttdvnn/Tu-van-hoi-dap/MOT-SO-GIAI-PHAP-NGAN-NGUA-DICH-BENH-TA-HEO-CHAU-PHI-23.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Từ đầu năm đến nay, trên phạm vi cả nước dịch bệnh gia súc, gia cầm tiếp tục diễn biến phức tạp. Dịch tả lợn châu phi đã xuất hiện trên 58 tỉnh, thành phố và dịch Lở mồm long móng cũng đã xuất hiện tại một số tỉnh. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước vừa qua đã xuất hiện một số ổ dịch Lở mồm long móng gia súc tại huyện Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đăng; bệnh Dịch tả lợn cổ điển và Lợn tai xanh tại Thị xã Bình Long; bệnh Dịch tả heo Châu phi tại Thị Trấn Tân Phú, xã Tân Lập của huyện Đồng Phú, Bù Đăng gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Đặc biệt là bệnh Dịch tả heo châu phi, đây là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Vi rút bệnh dịch tả Châu Phi có thể gây chết ở lợn rất cao so với những bệnh khác. Hiện chưa có vắc xin, thuốc điều trị được bệnh dịch tả lợn Châu Phi, chủ yếu là áp dụng biện pháp phòng bệnh là chính, chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh vào cơ sở chăn nuôi.Để chủ động phòng tránh được bệnh dịch tả Châu Phi, người chăn nuôi cần phải áp dụng các giải pháp chủ động như sau:Khi chưa có bệnh- Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.- Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các khu vực chăn nuôi bằng vôi bột hoặc hóa chất như xút NaOH 2%... Hằng ngày thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.Trước khi phun hóa chất sát trùng cần phải làm sạch đối tượng khử trùng tiêu độc bằng các biện pháp cơ học (quét dọn, cạo, cọ rửa). Pha chế thuốc sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích.- Tăng cường sát trùng chuồng trại cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, lối đi vào trại, nơi cân xe, khu vực xung quanh trạị, khu xử lý heo chết…- Cổng xuất và cổng nhập phải có hố sát trùng và máy phun thuốc sát trùng, mỗi đầu trại phải có khay/hố sát trùng và thay nước hàng ngày.- Phương tiện ra vào trại như xe tải bắt heo, xe chuyển cám, xe 2 bánh,... cần phải được phun xịt sát trùng thật kỹ trước khi vào trại.- Hạn chế nhân viên ra khỏi trại khi không cần thiết. Hạn chế tối đa người vào trại, khi vào phải qua nhà sát trùng, tắm xà phòng và có thời gian cách ly ít nhất 24h mới được xuống trại.-Tăng cường chăm sóc đàn heo chu đáo, phòng bệnh bằng vaccine đối với các bệnh do virus như: Dịch Tả, Tai Xanh (PRRS), Lở Mồm Long Móng, Giả Dại, Circovirus…tăng cường sức đề kháng cho heo, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan…Khi có bệnh xuất hiện- Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã phường, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất khi khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu.- Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y .- Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng.- Không vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín ra khỏi vùng dịch.- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi.- Thực hiện ngay các biện pháp xử lý ổ dịch, các biện pháp phòng, chống theo đúng quy định của Luật thú y và các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật; đặc biệt phải dừng việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã có lợn, sản phẩm lợn được xác định dương tính với bệnh dịch tả lợn Châu Phi.Đề phòng, chống bệnh hiệu quả người chăn nuôi cần tăng cường theo dõi đàn lợn, nếu phát hiện lợn bị bệnh có triệu chứng sốt, bỏ ăn, lợn chết không rõ nguyên nhân thì cần phải báo với chính quyền địa phương để lấy mẫu xét nghiệm nguyên nhân gây bệnh. Trong khi đợi kết quả xét nghiệm, người chăn nuôi không được vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn. Phối hợp với lực lượng, cơ quan thực hiện nhiệm vụ để tiêu hủy lợn theo đúng quy định.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Duyên
Nguồn tin: Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp