Một số biện pháp khẩn cấp quản lý giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có Dịch tả lợn Châu Phi

Thứ hai - 17/06/2019 23:00 399 0
Từ tháng 02/2019 đến nay, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện và lây lan nhanh trên nhiều tỉnh thành cả nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, gây tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường.
Riêng tỉnh Bình Phước tính đến ngày 30/5/2019 toàn tỉnh đã ghi nhận 67 ổ dịch tại 14 xã, phường của 4 địa phương là huyện Đồng Phú, huyện Phú Riềng, TP.Đồng Xoài và thị xã Phước Long với tổng số lợn tiêu hủy gần 700 con. Để giảm áp lực về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ đó giảm số lượng lợn bệnh phải tiêu hủy, góp phần giảm thiểu tổn thất về kinh tế và môi trường. Ngày 28/5/2019, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Hướng dẫn số 3708/HD-BNN-TY để hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp quản lý giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có Dịch tả lợn Châu Phi dưới sự giám sát của cơ quan thú y như sau: CƠ SỞ ĐƯỢC PHÉP GIẾT MỔ LỢN Cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thú y và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung. Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y tlợn quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Thú y. /uploads/ttdvnn/2019_06/h_2.png VẬN CHUYỂN, GIẾT MỔ, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỪ LỢN Đối với cơ sở giết mổ lợn tập trung trong vùng dịch: Được phép tiếp nhận, giết mổ lợn khỏe và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn ở trong vùng dịch, ngoài vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh. Lợn được đưa vào cơ sở giết mổ phải bảo đảm tlợn quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ NN-PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Lợn được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT từ cơ sở chăn nuôi đến trực tiếp cơ sở giết mổ lợn; không vận chuyển lợn đến các điểm thu gom tập trung để giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh. Đối với lợn xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP trước khi vận chuyển đến cơ sở giết mổ. Cơ sở thu gom được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần thu gom; chất thải, nước thải được xử lý đảm bảo không lây lan mầm bệnh. Trường hợp lợn có nguồn gốc từ tỉnh khác vận chuyển đến cơ sở giết mổ, ngoài yêu cầu kiểm tra âm tính với mầm bệnh DTLCP, lợn phải được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN-PTNT. Lợn phải được kiểm soát giết mổ tlợn quy định tại Điều 65 Luật Thú y và Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ NN-PTNT. Sản phẩm từ lợn sau giết mổ phải xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP và được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng tlợn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Thú y, để tiêu thụ trong và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh. Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra khỏi cơ sở chăn nuôi, trước khi vào và ra khỏi cơ sở giết mổ lợn. Đối với cơ sở giết mổ lợn tập trung ngoài vùng dịch: Trường hợp lợn được đưa vào cơ sở giết mổ có nguồn gốc từ vùng dịch: thực hiện theo khoản 1 mục II nêu trên. Trường hợp lợn được đưa vào cơ sở giết mổ có nguồn gốc ngoài vùng dịch: thực hiện tlợn quy định của pháp luật về thú y. Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong vùng dịch: Được phép tiếp nhận, giết mổ lợn khoẻ và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn ở trong vùng dịch và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh. Lợn được đưa vào giết mổ phải bảo đảm tlợn quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ NN-PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Lợn được vận chuyển bằng phương tiện tlợn quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật thú y, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y từ cơ sở chăn nuôi trực tiếp đến cơ sở giết mổ; không vận chuyển lợn đến các điểm thu gom tập trung để giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh. Lợn phải được kiểm soát giết mổ tlợn quy định tại Điều 65 Luật Thú y và Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ NN-PTNT. Sản phẩm từ lợn sau giết mổ được vận chuyển bằng phương tiện tlợn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Thú y và phải lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP để tiêu thụ trong và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh. Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra khỏi cơ sở chăn nuôi, trước khi vào và ra khỏi cơ sở giết mổ lợn. Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ ngoài vùng dịch: Trường hợp lợn được đưa vào cơ sở giết mổ có nguồn gốc từ vùng dịch: thực hiện tlợn khoản 3 mục II nêu trên và phải lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP để tiêu thụ trong và ngoài vùng dịch. Trường hợp lợn được đưa vào cơ sở giết mổ có nguồn gốc ngoài vùng dịch: thực hiện tlợn quy định của pháp luật về thú y. LẤY MẪU VÀ XÉT NGHIỆM MẪU Việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu phải tuân thủ theo QCVN 01 – 83: 2011/BNNPTNT. Cơ quan thú y địa phương tổ chức thực hiện việc giám sát, lấy mẫu và gửi mẫu đến phòng thử nghiệm có thẩm quyền để xét nghiệm mầm bệnh DTLCP. Trước khi vận chuyển lợn đến cơ sở giết mổ, chủ cơ sở chăn nuôi lợn phải báo cho cơ quan thú y địa phương để tổ chức giám sát và lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh DTLCP: Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển dưới 100 con lợn: Lấy mẫu máu của 5 con lợn để gộp thành 1 mẫu xét nghiệm. Trường hợp cơ sở chăn nuôi có dưới 5 con lợn, thì phải lấy mẫu tất cả lợn và gộp thành 1 mẫu xét nghiệm; Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển từ 100 đến 300 con: Lấy mẫu máu của 15 con lợn để gộp thành 3 mẫu xét nghiệm; Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển trên 300 con: Lấy mẫu máu của 30 con lợn để gộp thành 6 mẫu xét nghiệm. Trước khi vận chuyển lợn đến cơ sở giết mổ, chủ cơ sở thu gom, kinh doanh phải báo cho cơ quan thú y địa phương để tổ chức giám sát và lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh DTLCP: Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển dưới 100 con lợn: Lấy mẫu máu của 10 con lợn để gộp thành 2 mẫu xét nghiệm. Trường hợp cơ sở thu gom, kinh doanh có dưới 10 con lợn, thì phải lấy mẫu tất cả lợn và gộp 5 mẫu thành 1 mẫu xét nghiệm; Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển từ 100 đến 300 con: Lấy mẫu máu của 30 con lợn để gộp thành 06 mẫu xét nghiệm; Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển trên 300 con: Lấy mẫu máu của 60 con lợn để gộp thành 12 mẫu xét nghiệm. Đối với cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở bảo quản sản phẩm lợn sau giết mổ: cơ quan thú y có thẩm quyền tổ chức lấy ngẫu nhiên 15 mẫu sản phẩm từ lợn để gộp thành 3 mẫu xét nghiệm từ mỗi lô sản xuất. Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ: cơ quan thú y có thẩm quyền tổ chức lấy ngẫu nhiên 5 mẫu sản phẩm từ lợn để gộp thành 1 mẫu xét nghiệm từ mỗi lô sản xuất. Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị với lô hàng đã đăng ký vận chuyển để giết mổ và có giá trị trong vòng 10 ngày kể từ ngày trả lời kết quả. Chủ cơ sở chăn nuôi lợn, chủ cơ sở có sản phẩm từ lợn chi trả chi phí lấy mẫu, gửi mẫu và xét nghiệm tlợn quy định. XỬ LÝ LỢN VÀ SẢN PHẨM TỪ LỢN DƯƠNG TÍNH VỚI MẦM BỆNH DTLCP Tiêu hủy ngay toàn bộ lợn tại ô chuồng nuôi, cơ sở thu gom, khu vực cách ly dương tính với mầm bệnh DTLCP; đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch, phòng, chống dịch bệnh tlợn đúng quy định. Cơ sở giết mổ lợn, cơ sở bảo quản sản phẩm từ lợn có kết quả dương tính với mầm bệnh DTLCP phải thực hiện việc tiêu hủy lợn, sản phẩm từ lợn của lô sản xuất dương tính với mầm bệnh DTLCP; ngừng sản xuất và thực hiện việc tổng vệ sinh, sát trùng liên tục trong vòng 05 ngày trước khi giết mổ, kinh doanh trở lại.
Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập298
  • Hôm nay8,366
  • Tháng hiện tại193,229
  • Tổng lượt truy cập6,976,200
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây