QUẢN LÝ MỘT SỐ SÂU BỆNH CHÍNH HẠI BƯỞI

Thứ hai - 14/10/2019 22:01 1.147 0
1 - Sâu vẽ bùa: 1.1. Hình thái - Thành trùng sâu vẽ bùa là một loài bướm nhỏ, dài khoảng 2mm, cánh rộng 4 - 5 mm, toàn thân có màu vàng nhạt, thành trùng sâu vẽ bùa rất ít bị thu hút bởi ánh sáng đèn, các hoạt động bắt cặp và đẻ trứng chủ yếu vào lúc hoàng hôn, ban đêm hoặc lúc sáng sớm - Trứng rất nhỏ, dài khoảng 0,2 - 0,3 mm, thường được đẻ ở mặt dưới gần gân chính của lá. - Ấu trùng có màu xanh nhạt, trong suốt và dài khoảng 0,4 mm. Vòng đời khoảng 2 tuần. - Sâu hóa nhộng tại mép lá bằng cách dùng tơ gấp lại che tổ kén. 1.2. Gây hại - Ấu trùng là giai đoạn gây hại chính của sâu vẽ bùa, ấu trùng nở ra đục thành những đường ngoằn ngoèo chui vào bên trong lá. - Lá non bị tấn công sẽ không phát triển, co rúm lại, chồi non ngừng tăng trưởng, giảm khả năng quang hợp, cây phát triển kém, có thể làm cây suy kiêt ở giai đoạn cây còn nhỏ. Hoa và trái có thể bị rụng khi bị gây hại nặng. Ngoài ra, các lá quăn queo co rúm còn là nơi trú ẩn của nhiều loại sâu hại khác và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh loét phát triển và thành trùng của sâu vẽ bùa cũng là tác nhân trung gian lây truyền bệnh loét, ghẻ. 1.3. Biện pháp quản lý.- Tỉa cành, bón phân thích hợp để các đợt ra đọt non tập trung dễ quản lý.- Diệt sâu non khi phát hiện gây hại- Giai đoạn sâu non và nhộng có thể bị ký sinh bởi các loài ong ký sinh, các loài thiên địch ăn thịt tấn công (đôi khi tỉ lệ này lên đến 70% ), do đó nên tạo điều kiện cho thiên địch phát triển để hạn chế sâu vẽ bùa (nuôi kiến vàng..)- Chỉ dùng thuốc hóa học khi mật số cao hoặc khi ra đọt non (cây nhỏ), sử dụng luân phiên một trong những loại thuốc có hoạt chất sau: Abamectin, Clothianidin, dầu khoáng... Liều lượng như hướng dẫn trên bao bì. 2. Rầy chổng cánh2.1. Hình thái- Rầy cái đẻ trứng trên đọt non, lá chưa mở, trứng rất nhỏ màu vàng.- Ấu trùng hình bầu dục và dẹp có màu vàng đến xám nâu.- Thành trùng rầy chổng cánh rất nhỏ, dài khoảng 2 - 3 mm, cánh có vệt trắng ở chính giữa, khi đậu đầu cắm xuống và cánh nhô cao tạo một góc nghiêng 30 - 450 so với mặt phẳng (gọi là rầy chổng cánh).- Rầy chổng cánh rất ít bay nhảy và thường thấy nhiều trên đọt non cây có múi hoặc các cây cùng họ (nguyệt quới, cần thăng, kim quýt...). Thời gian hoạt động manh nhất của rầy là vào buổi trưa nắng gắt.2.2. Gây hạiCả thành trùng & ấu trùng đều tấn công cây bằng cách chích hút dịch tế bào ở các đọt non, chồi ngọn làm cây ngừng sinh trưởng và có thể chết. Tuy nhiên, điều quan trọng là rầy chổng cánh chính là côn trùng môi giới truyền vi khuẩn gram âm gây bệnh vàng lá Greening (vàng lá gân xanh) trên cây có múi. 2.3. Biện pháp quản lý- Tỉa cành bón phân hợp lý để điều khiển cây ra đọt tập trung.- Không trồng các cây ký chủ của rầy trong vườn cây có múi như cần thăng , kim quít, nguyệt quới…- Nếu trồng cây kiểng nên thường xuyên kiểm tra để có biện pháp phòng trị.- Trồng cây chắn gió bao quanh vườn tạo vành đai ngăn chận rầy chổng cánh di chuyển từ nơi này sang nơi khác.- Sử dụng một trong những loại thuốc sau khi cây ra đọt non từ 1-2 cm hoặc sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến. Phun tập trung vào các đợt lá non các loại thuốc có hoạt chất như: Abamcetin, Matrine, Rotenone, Saponin. * Lưu ý: cần luân phiên sử dụng các gốc thuốc khác nhau khi phòng trị nhện hại vì nhện có tính kháng thuốc cao. 3. Bọ trĩ3.1. Hình thái- Thành trùng có kích thước nhỏ, sống tập trung ỏe hoa, dài khoảng 1 - 1,5 mm, màu vàng đến vàng cam, hai bên rìa cánh có nhiều sợi lông nhỏ dài.- Trứng có hình bầu dục, màu vàng nhạt.- Ấu trùng tuổi 1 có cơ thể trong suốt, thân nhỏ, chân dài. Ấu trùng tuổi 2 có kích thước giống thành trùng, giai đoạn ấu trùng thì hoàn toàn không có cánh. Giai đoạn tiền nhộng có màu vàng, râu ngắn, mập, giai đoạn này 2 mầm cánh đã lộ ra ngoài.- Khi bắt đầu hóa nhộng, chúng di chuyển xuống đất hoặc di chuyển vào vết nứt vỏ cây để hóa nhộng. Nhộng có màu vàng sạm, mắt nhỏ có màu đỏ, mầm cánh dài hơn, râu đầu ngắn.3.2. Gây hạiGiai đoạn ấu trùng và thành trùng đều gây hại lá non, chồi non, hoa và trái non.- Trên lá non khi bị gây hại làm cho lá nhỏ lại có hình mũi giáo và hai mép lá cong ngược lên phía trên.Trên trái, chúng gây hại tập trung chủ yếu ở phía dưới lá đài phần cuống trái, vết bị hại khô và tạo thành một lớp mảng sàn sùi với nhiều hình dạng khác nhau, nhưng dạng tròn xung quanh cuống trái là đặc trưng nhất.3.3. Biện pháp quản lýThăm vườn thường xuyên, khi phát hiện 3 - 5% số đọt non hay trái non có bọ trĩ gây hại thì sử dụng một trong những loại thuốc có hoạt chất sau: Abamectin, Thiamethoxam, Spinetoram...* Lưu ý: cần luân phiên thuốc 4 . Thối gốc chảy nhựa: 4.1. Tác nhân: do nấm Phytophthora sp. 4.2. Triệu chứng: - Trên thân: Vỏ cây gần gốc , kể cả những rễ cạn lồi lên trên mặt đất bị thối, chảy nhựa ra ngoài, hoặc vỏ cây bị sũng nước sau đó khô nứt dọc thân và bong ra , lộ phần gổ trong vùng bệnh bị thối nâu. - Trên lá : Vết bệnh màu đen, sũng nước lan nhanh. - Trên trái: Vết màu nâu tối, hơi tròn, lan rộng khắp trái và ăn sâu vào thịt. Trái bệnh có mùi hôi và rụng sớm. 4.3. Phòng trừ :- Dùng gốc ghép kháng bệnh.- Chọn đất thoát nước tốt.- Bón phân hữu cơ ủ hoai với nấm trichoderma.- Không tủ gốc quá dày vào mùa mưa, tủ cách gốc khoảng 20cm.- Tránh gây vết thương trên thân cành khi chăm sóc.- Phòng trừ rệp dính là tác nhân gây nứt thân tạo điều kiện cho nấm tấn công.- Quét vôi lên gốc vào đầu và cuối mùa mưa. Vết quét từ gốc trở lên khoảng 50 cm.- Khi cây bị bệnh:+ Trên thân: cạo sạch vết bệnh và đem những phần rớt xuống do cạo đem tiêu hủy để tránh lây lan, sau đó quét một trong những loại thuốc có hoạt chất sau: Mancozeb, Metalaxyl, Fosetyl-aluminium…+ Trên lá và quả: Phun một trong những loại thuốc như trên 5. Vàng lá thối rễ: 5.1. Tác nhân: do nhiều tác nhân gây ra: nhiều loại nấm, chủ yếu Fusarium sp., Phytopthora sp., Pythium sp.. là một trong những bệnh gây hại nguy hiểm nhất đối với cây có múi.Theo phát hiện của mới của Viện nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam, ngoài tác nhân do nấm tấn công còn phát hiện thêm tác nhân nhện rễ, tuyến trùng và vi khuẩn cùng cộng sinh tấn công rễ cây. 5.2. Triệu chứng: - Biểu hiện trên lá: lá vàng từ dưới gốc, lá vàng gân vàng rụng chừa lại cuống lá (đôi khi lá trên đầu cành). Khi phát hiện lá vàng thì kiểm tra phần rễ đối xứng theo hình chiếu xuống đất của cành bị vàng sẽ thấy dấu hiệu bị thối rễ. - Rễ tơ bị thối từ chóp lan dần vào bên trong, phần rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi rễ. Bệnh nặng làm cả bộ rễ bị thối dẫn đến chết cây. 5.3. Biện pháp phòng trị- Lên liếp, đắp mô cao, tránh ngập úng trong mùa mưa, lũ. Đào rãnh thoát nước tốt.- Rãi vôi để loại trừ mầm bệnh trước khi trồng (đối với đất cũ)- Bón phân chuồng hoai mục kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma (6 tháng/ lần)- Khi cây chớm bệnh, cắt bỏ phần rễ bệnh và bôi thuốc vào vết cắt để hạn chế lây lan. Đào rãnh xung quanh cây, tưới một trong những loại thuốc có hoạt chất sau: Fenbuconazole, Streptomyces lydicus, ... 6. Vàng lá Greening (vàng lá gân xanh) 6.1. Tác nhân: do vi khuẩn Liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn libe của cây, lây lan qua mắt ghép hoặc rầy chổng cánh truyền qua. Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Bệnh mang tính hủy diệt vì không có tổ hợp gốc ghép, mắt ghép nào kháng được. Bệnh Vàng lá Greening là một hiểm họa cho nghề trồng cây có múi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. 6.2. Triệu chứng: + Trên lá: Vàng lốm đốm trên nền xanh của phiến lá là điển hình nhất của bệnh. Ngoài ra, trên lá có thể còn một số triệu chứng khác như: lá non mới ra có phiến lá hẹp và nhọn, thẳng đứng như hình tai thỏ và rất dai, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, gân lá bị sưng, lá vàng gân xanh (thể hiện triệu chứng thiếu kẽm) + Trên trái: Cây ra hoa nhiều đợt, có thể trên cùng 1 nhánh vừa mang trái vừa có hoa. Trái nhỏ, méo mó. Khi bổ dọc trái, thấy tâm trái bị lệch hẵn sang một bên. Trái chua, vị đắng, hạt bị thui có màu nâu đen. Rễ cái bị hư , cây ra nhiều bông nghịch mùa nhưng bị rụng. 6.3. Biện pháp phòng trị - Trồng cây sạch bệnh cách ly nguồn bệnh, không trồng quá dày.- Loại bỏ cây trồng cũ, cây kiểng thuộc họ cây có múi trước khi trồng.- Bón phân, tỉa cành, điều khiển cây ra đọt tập trung để quản lý rầy chổng cánh.- Khi phát hiện bệnh:+ Do cây giống: loại bỏ cây ra khỏi vườn và tiêu hủy (không có thuốc phòng trị)+ Do rầy chổng cánh chích hút và truyền bệnh: cắt bỏ cành bị bệnh đem tiêu hủy.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập255
  • Hôm nay6,042
  • Tháng hiện tại99,596
  • Tổng lượt truy cập6,463,596
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây