Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc

Thứ năm - 03/04/2014 21:28 1.389 0
Cỏ voi thuộc họ hoà thảo, thân đứng, là giống rất thích hợp cho chăn nuôi bò thịt theo quy mô trang trại.
1. Kỹ thuật trồng cỏ voi Cỏ voi thuộc họ hoà thảo, thân đứng, là giống rất thích hợp cho chăn nuôi bò thịt theo quy mô trang trại. Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động được nước tưới thì có thể thu hoạch quanh năm. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3 - 4 năm (tức là trồng một lần thu hoạch được 3-4 năm). Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền. • Chuẩn bị đất Có thể trồng cỏ voi theo hướng chuyên canh và thâm canh hoặc trồng cỏ voi vừa làm hàng rào vừa lấy thức ăn cho gia súc. Trong trường hợp trồng chuyên canh và thâm canh, cần chọn loại đất phù hợp với yêu cầu của cây: loại đất có tầng canh tác trên 30cm, nhiều màu, tơi xốp, thoát nước, có độ ẩm trung bình đến hơi khô, pH của đất = 6 -7. Cần cầy sâu, bừa kỹ hai lượt và làm sạch cỏ dại, đồng thời san phẳng đất. Rạch hàng sâu 15-20 cm theo hướng đông tây, hàng cách hàng 60 cm. Cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi kia 40 cm và hàng cách hàng 60cm. * Phân bón Tuỳ theo chân ruộng tốt hay xấu mà có thể sử dụng lượng phân bón khác nhau. Trung bình cho 1 ha cần bón: 15 - 20 tấn phân chuồng hoai mục; 300 - 400 kg đạm urê; 250 - 300 kg super lân; 150 - 200 kg sulphat kali. Các loại phân hữu cơ, phân lân, phân kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh trồng cỏ. Riêng phân đạm thì chia đều cho các lần thu hoạch và bón thúc sau mỗi lần cắt. Nếu đất chua (pH <5) thì phải bón thêm vôi. • Cách trồng và chăm sóc Trồng bằng thân cây (hom), chọn cây mập và hom bánh tẻ (ở độ tuổi 80-100 ngày). Chặt vát hom với độ dài 25 - 30 cm/hom và có 3-5 mắt mầm. Mỗi hecta cần 8 -10 tấn hom. Đặt hom trong lòng rãnh, chếch 450, cách nhau 30-40 cm và lấp đất dầy khoảng 5 cm sao cho hom nhô trên mặt đất khoảng 10 cm và bảo đảm mặt đất bằng phẳng sau khi lấp. Sau khi trồng 10-15 ngày mầm bắt đầu mọc. Tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc mầm và nếu có hom chết, cần trồng dặm lại, đồng thời làm sạch cỏ dại và dùng cuốc xới xáo nhẹ làm cho đất tơi, thoáng (chú ý không chạm vào thân cây giống). Lúc được 30 ngày tiến hành bón thúc bằng100 kg urê cho mỗi hecta. Dùng cuốc làm sạch cỏ dại thêm vài lần, trước khi cỏ lên cao, phủ kín mặt đất. • Thu hoạch và sử dụng Sau khi trồng 80-90 ngày thu hoạch đợt đầu (không thu hoạch non đợt đầu). Khoảng cách những lần thu hoạch tiếp theo là 30-45 ngày, khi thảm cỏ có độ cao khoảng 80 - 120 cm. Mỗi lần thu hoạch lưu ý cắt gốc ở độ cao 5 cm trên mặt đất và cắt sạch, không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều. Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc bằng đạm urê. Có thể dùng cỏ voi cho gia súc nhai lại ăn tươi hoặc ủ chua để dự trữ cho những thời điểm khan hiếm thức ăn thô xanh. 2. Kỹ thuật trồng cỏ Ghinê Cỏ Ghinê là loại cây hoà thảo, lâu năm (còn gọi là cỏ sả, một số nơi còn gọi là cỏ Tây Nghệ An hay cỏ sữa). Có hai loại cỏ Ghinê: loại lá lớn và loại lá nhỏ. Loại lá lớn cho năng suất cao, nên trồng để cho bò ăn tươi hoặc ủ chua dự trữ với cỏ voi. Loại lá nhỏ cho năng suất thấp hơn, nhưng có khả năng chịu dẫm đạp, chịu hạn tốt, rất thích hợp cho việc trồng để tạo nên bãi chăn thả và chống xói mòn cho đất. Thời gian trồng từ tháng 2 - 4. Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa để bảo đảm tỷ lệ sống cao. Thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 11. Chu kỳ kinh tế 4 - 5 năm hoặc dài hơn (6 - 7 năm). • Chuẩn bị đất Cỏ Ghinê phù hợp với chân ruộng cao, loại đất cát pha, không bị ngập nước hoặc ẩm nhiều. Cần cày vỡ đất ở độ sâu 20 cm, sau đó bừa và cày đảo (cày 2 lần), làm sạch cỏ dại và san phẳng đất. Trong trường hợp trồng bằng hạt thì đất phải làm tơi nhỏ hơn. http://www.khuyennongvn.gov.vn/Portals/0/Ky-thuat-giong-moi/co_ghine.JPG • Phân bón Cho mỗi hecta cần: 10-15 tấn phân chuồng hoai mục - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 200-250 kg super lân - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 150-200 kg sulphat kali - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 200-300 kg sulphat đạm - chia đều để bón thúc sau mỗi lần thu hoạch. • Cách trồng và chăm sóc Có thể trồng bằng hạt, hoặc dùng khóm thân rễ, trồng theo bụi. Nếu trồng bằng khóm theo bụi thì sau khi làm đất kỹ như nêu trên, dùng cày rạch thành hàng cách nhau 40 - 50 cm, sâu 15 cm. Trong trường hợp gieo bằng hạt thì chỉ cần rạch hàng sâu 10 cm. Mỗi hecta cần lượng khóm 5 - 6 tấn, lượng hạt 5 - 6kg. Cách chuẩn bị khóm giống như sau: cắt bỏ phần ngọn các khóm cỏ sả giống trên ruộng và để lại chiều cao khóm khoảng 25 - 30 cm. Dùng cuốc đánh gốc cỏ lên, rũ sạch đất, cắt phạt bớt phần rễ già. Sau đó tách thành những khóm nhỏ, mỗi khóm 3 - 4 nhánh đem trồng. Sau khi rạch hàng và bón lót phân, tiến hành trồng bằng cách đặt các khóm vào rãnh, ngả cùng một phía và vuông góc với thành rãnh, cách nhau 35 - 40 cm, lấp đất sâu khoảng 10 - 15 cm (1/2 độ dài của thân cây giống) và lưu ý dậm chặt đất, tạo điều kiện có độ ẩm, cây chóng nảy mầm và có tỷ lệ sống cao. Nếu trồng bằng hạt thì gieo rải đều theo hàng rạch và dùng đất nhỏ mịn lấp dầy 5 cm. Trong trường hợp trồng xen với cây ăn quả, trồng ven đường hoặc xung quanh bờ ao thì đào hốc sâu 15 cm với khoảng cách hàng 40 - 50 cm và hố nọ cách hố kia 15 - 20 cm. Sau khi trồng 15 - 20 ngày kiểm tra khả năng ra mầm chồi và nếu cần thiết thì trồng dặm lại. Đồng thời lúc này xới xáo qua, làm cỏ dại và bón thúc bằng đạm urê. Nếu gieo bằng hạt thì chỉ tiến hành chăm sóc và trồng tỉa bổ sung khi cây mọc và có thể phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn với cỏ dại. Sau mỗi lần cắt và khi thảm cỏ nảy mầm xanh lại làm sạch cỏ dại rồi dùng phân đạm bón thúc. • Thu hoạch và sử dụng Sau khi trồng được 60 ngày thì thu hoạch lứa đầu, cắt phần trên, cách mặt đất 10 cm. Các lứa thu hoạch sau cách nhau 40 - 45 ngày. Mỗi năm cắt dọn gốc già một lần. Trong trường hợp trồng cỏ Ghinê để chăn thả thì hai lứa đầu tiên vẫn cắt bình thường, bắt đầu từ lứa thứ ba mới đưa gia súc nhai lại vào chăn thả. Tốt nhất là chăn thả khi thảm cỏ có độ cao 35 - 40 cm. Muốn vậy phải bảo đảm chu kỳ chăn thả luân phiên (thời gian nghỉ để cỏ tái sinh) khoảng 25 - 35 ngày vào mùa mưa và 40 - 45 ngày vào mùa khô. Thời gian chăn thả liên tục trên một thửa cỏ không quá 4 ngày. Cỏ Ghinê ăn rất ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, không bị giảm chất lượng nhanh như cỏ voi. 3. Kỹ thuật trồng cỏ Stylo Cỏ Stylo là loại cây bộ đậu, lưu niên, thân đứng hoặc bò. Cỏ Stylo có khả năng thích ứng rộng và dễ nhân giống. Thời gian gieo trồng tuỳ thuộc vào dùng cành giâm hay dùng hạt. Nếu gieo hạt, tốt nhất vào đầu mùa mưa (tháng 3 - tháng 4, đối với miền Bắc và tháng 5 - tháng 6, đối với miền Nam). Nếu dùng cành giâm thì trồng vào giữa mùa mưa (tháng 7 - tháng 8). Thu hoạch từ tháng 6 - tháng 12. Chu kỳ kinh tế 4 - 5 năm. • Chuẩn bị đất Yêu cầu làm đất kỹ như trồng cỏ voi (cầy, bừa hai lần), cầy sâu 15 - 20 cm, bảo đảm đất tơi nhỏ, hạt đất có đường kính dưới 1cm chiếm 70 - 80%, hạt đất có đường kính 2 - 5 cm chỉ chiếm 20 - 30%. Làm sạch cỏ dại. Giữa hai lần cày bừa nên cách nhau 10 -15 ngày để diệt được nhiều mầm cỏ dại trước khi gieo trồng. Lượng phân bón trên mỗi hecta là: 10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 300 - 350 kg super lân - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 100 - 150 kg clorua kali - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 50 kg urê - bón thúc khi cây đạt độ cao 5 - 10 cm; Nếu đất chua thì bón lót thêm vôi (0,5 tấn vôi/ha khi pH < 5 và 1,0 tấn vôi/ha khi pH = 5,0 - 5,5). Cách bón: rải đều khi cầy bừa. • Cách trồng và chăm sóc Có thể trồng cỏ theo hai cách: + Trồng bằng cành giâm: cắt cành dài 30 - 40 cm, có 4 - 5 mắt. Sau khi làm đất kỹ, rạch hàng sâu khoảng 15 cm, hàng cách hàng 45 - 50 cm. Trồng theo khóm, mỗi khóm 5 - 6 cành và các khóm cách nhau 25 cm. Lấp đất dày 5 - 6 cm để cành ngập trong đất 20 cm. + Gieo bằng hạt: sử dụng 5 - 6 kg hạt giống cho 1ha. Rạch hàng sâu khoảng 10 cm và hàng cách hàng 45 - 50 cm. Gieo hạt theo hàng rạch. Sau đó lấp lớp đất mỏng. Để cho cây chóng mọc, có thể ủ hạt trong nước nóng 60 - 700C, khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Cũng có thể gieo hạt trong vườn ươm và khi cây mọc cao 20 - 25 cm thì nhổ ra trồng theo rạch với khoảng cách cây cách cây 15 - 20 cm . Khi cây mọc cao khoảng 5 - 10 cm thì tiến hành xới xáo cho đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại, đồng thời bón thúc bằng urê. Khoảng 2 tháng tuổi xới cỏ một lần nữa, tạo điều kiện cho cỏ phát triển tốt. • Thu hoạch và sử dụng Thu hoạch cỏ Stylo lứa đầu khoảng 3 tháng sau khi trồng, tức là lúc cỏ cao khoảng 60 cm và thảm cỏ che phủ kín đất. Khi thu hoạch cắt cách mặt đất 15 - 20 cm. Thu hoạch các lứa tiếp theo cứ sau 2 - 2,5 tháng, lúc cây cao 35 - 40 cm. Cũng như các loại cây bộ đậu khác, cỏ Stylo là nguồn thức ăn tươi xanh giàu protein, là nguồn đạm lá quan trọng để bổ sung và nâng cao chất lượng khẩu phần thức ăn cho gia súc nhai lại. Ngoài ra, có thể dùng phối hợp cỏ Stylo với một số cây hoà thảo như cỏ voi, cỏ Xu đăng, cây ngô... làm nguyên liệu ủ ướp, nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ xanh. Cũng có thể phơi khô thân, lá cỏ Stylo, nghiền thành bột cỏ và sử dụng như nguồn bổ sung protein có giá trị, thay thế một phần thức ăn tinh. Có thể sử dụng làm bãi chăn thả gia súc nhai lại. Tuy nhiên, do khả năng chịu dẫm đạp của cỏ Stylo kém hơn so với các cỏ hoà thảo khác như Pangola, Ghinê... nên thời gian chờ đợi giữa hai chu kỳ chăn thả sẽ dài hơn. http://www.khuyennongvn.gov.vn/Portals/0/Ky-thuat-giong-moi/co_Stylo.JPG 4. Kỹ thuật trồng cỏ Ruzi Ruzi thuộc họ hoà thảo, là giống cỏ lâu năm, thân bò. Cỏ có khả năng chịu dẫm đạp cao nên có thể trồng để làm bãi chăn thả gia súc. Cũng giống như cỏ Ghinê, cỏ Ruzi có khả năng chịu khô hạn tốt nhưng phát triển mạnh nhất vào mùa mưa. Thời gian trồng cỏ Ruzi là mùa mưa, nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa (tháng 4 - tháng 5) để bảo đảm tỷ lệ sống cao và cây phát triển tốt. • Chuẩn bị đất Yêu cầu chuẩn bị đất trồng cẩn thận, cày và bừa hai lần. Lần đầu cày vỡ với độ sâu 20 cm, rồi bừa vỡ. Lần thứ hai cầy đảo lại và bừa tơi đất, đồng thời vơ sạch cỏ dại và san phẳng đất. Nên kéo dài thời gian chuẩn bị đất nhằm hạn chế cỏ dại. Sau khi đã san phẳng đất, tiến hành rạch hàng cách nhau 40 - 50 cm và sâu 15 cm (nếu trồng bằng thân khóm) hoặc sâu 5 - 10 cm (nếu gieo bằng hạt). • Phân bón Cần sử dụng cả phân vô cơ và phân hữu cơ. Mỗi hecta cần: 10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục; 200 - 250 kg supe lân; 100 - 200 kg sulphat kali; 300 - 350 kg đạm urê. Các loại phân chuồng, supe lân, sulphat kali dùng bón lót theo hàng trồng cỏ. Lượng đạm urê được chia đều cho các lần cắt cỏ và dùng để bón thúc sau khi cỏ đã đâm chồi và ra lá. • Cách trồng và chăm sóc Có thể trồng bằng thân khóm hoặc trồng bằng hạt. Trường hợp trồng bằng thân khóm: cách chuẩn bị thân khóm như sau: các khóm cỏ Ruzi dùng làm giống được cắt xén bỏ phần trên cách mặt đất khoảng 25 - 30 cm. Dùng cuốc đánh cả khóm cỏ lên, rũ đất và phạt xén bớt rễ, chỉ để lại còn 4 - 5 cm. Sau đó dùng dao chia tách thành những cụm khóm nhỏ, mỗi cụm khóm gồm 4 - 5 thân nhánh. Sau khi đã chuẩn bị đất và bón lót phân như nêu trên, đặt các khóm cỏ giống vuông góc với thành rạch, khóm nọ cách khóm kia 35 - 40 cm. Dùng cuốc lấp kín 1/2 thân cây giống, tiếp theo, dùng chân dậm thật chặt đất để tạo độ ẩm, bảo đảm cỏ chóng ra mầm và đạt tỷ lệ sống cao. Mỗi hecta cần 4 - 6 tấn khóm. Trường hợp trồng bằng hạt: cần xử lý hạt trước khi gieo bằng cách ngâm hạt vào nước nóng 800C trong vòng khoảng 10 - 15 phút. Sau đó vớt hạt ra, rửa sạch bằng nước lã và ngâm thêm khoảng 60 phút, rồi vớt ra và đem gieo. Gieo rải đều hạt theo hàng rạch. Dùng tay khoả đều và lấp một lớp đất mỏng lên trên. Mỗi hecta cần 4 -5 kg hạt cỏ giống. Sau khi trồng khoảng hai ba tuần tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc mầm, những cây bị chết thì trồng dặm lại. Trong trường hợp gieo hạt, cần lưu ý phân biệt mầm cỏ Ruzi với mầm cỏ dại. Tiến hành trồng tỉa bổ sung vào những nơi cỏ không nảy mầm. Xới xáo nhẹ cho đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại. Khi thảm cỏ nảy mầm xanh và sau khi làm cỏ lần hai thì bón thúc bằng đạm urê. • Thu hoạch và sử dụng Thu hoạch lứa đầu sau khi trồng được 60 ngày bằng cách cắt trên mặt đất (để lại gốc) 10 cm. Các lứa thu hoạch tiếp theo tiến hành khi thảm cỏ cao khoảng 45 - 60 cm. Nếu trồng cỏ làm bãi chăn thả thì hai lứa đầu vẫn thu cắt bình thường, đến lứa thứ ba mới đưa gia súc vào chăn thả. Hợp lý nhất cho chăn thả là khi thảm cỏ có độ cao 35 - 40 cm. Thời gian chăn thả mỗi đợt trên cùng một thảm cỏ không quá 4 ngày và thời gian nghỉ giữa hai đợt chăn thả khoảng 25 - 35 ngày. Cỏ Ruzi mềm và ròn hơn cỏ Ghinê nên gia súc có khả năng lợi dụng rất tốt. Là loại cây thức ăn cho bò sữa, bò thịt, trâu, dê... Ngoài việc sử dụng cho ăn tươi (cắt cho ăn tại chuồng hoặc chăn thả) có thể phơi khô và làm thức ăn dự trữ trong vụ đông xuân, bởi vì khi phơi khô, cỏ khô đều, nhanh cả lá và cuộng. 5. Kỹ thuật trồng cây keo dậu Keo dậu thuộc họ đậu, thân bụi hoặc thân gỗ lâu năm. Cây có khả năng chịu hạn rất tốt nhưng kém chịu lạnh và sương muối. Thời gian trồng tốt nhất là vào tháng 4 • Chuẩn bị đất Có thể trồng keo dậu ở ruộng tập trung, trên bờ bụi, bờ mương máng hoặc trong vườn, làm hàng rào. Cần chú ý chọn loại đất thoát nước, ít chua. Nếu trồng tại ruộng thì chuẩn bị đất như khi trồng các loại đậu đỗ khác. Sau khi cày bừa và làm đất tiến hành lên luống rộng 3 m, rạch các hàng trên luống cách nhau 70 - 80 cm, sâu khoảng 10 cm. • Phân bón Mỗi hecta cần 10 tấn phân chuồng, 300 kg phân lân nung chảy và 150 kg clorua kali. Các loại phân này dùng bón lót toàn bộ trước khi bừa lần cuối và mỗi năm bón một lần vào vụ xuân. • Cách trồng và chăm sóc Trước khi gieo, cần xử lý hạt như sau: làm ướt hạt bằng nước lã, sau đó đổ nước nóng 90 - 1000C vào và ngâm trong vòng 5 phút. Bước tiếp theo là gạn hết nước nóng và đổ nước lã vào cho ngập hạt, ngâm tiếp 5 - 10 giờ, rồi lại gạn hết nước và để hạt thật khô ráo, trước khi đem gieo. Gieo hạt theo hàng rạch, trung bình 1m dài gieo 20 hạt (lượng hạt khô cần cho mỗi hecta khoảng 20 kg), lấp đất sâu khoảng 5 cm. Cũng có thể gieo hạt vào bầu đất hoặc vườn ươm, sau đó, khi cây mọc cao khoảng 45 cm thì mang đi trồng (trong trường hợp trồng làm hàng rào) như các loại cây gỗ khác; trồng cây cách cây 50 cm. Sau khi trồng khoảng 10 ngày, kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, nếu cần thiết thì gieo hoặc trồng dặm lại. Dùng cuốc xới xáo nhẹ theo hàng và làm sạch cỏ dại hai đợt: lúc 15 ngày và lúc 40 ngày sau khi trồng. • Thu hoạch và sử dụng Sau khi trồng khoảng 4 -5 tháng, có thể thu hoạch lứa đầu (tuỳ theo đất đai và điều kiện chăm sóc, lúc đó cây có thể cao tới 1,5 m). Khi thu hoạch lứa đầu, cắt gốc cách mặt đất 70 cm. Các lứa tiếp theo cắt chừa lại cành mới tái sinh 5 cm và cứ sau khoảng 45 ngày cắt một lần. Có thể sử dụng keo dậu như nguồn thức ăn tươi xanh (cắt về cho gia súc ăn tại chuồng hoặc chăn thả trên bãi trồng keo dậu). Cũng có thể phơi sấy khô, nghiền thành bột. Keo dậu là cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein (protein thô 21 - 25%). Đây thực sự là nguồn thức ăn bổ sung protein có giá trị không những cho gia súc mà cho cả gia cầm. Tuy nhiên, keo dậu có hạn chế là chứa một lượng nhỏ độc tố mimosine (thường tập trung trong các phần non của cây như lá, chồi non). Vì vậy khi sử dụng keo dậu cần có biện pháp làm giảm hàm lượng mimosine (như xử lý nhiệt trên 700C; nhúng trong nước qua đêm; phun dung dịch sulphat sắt II... ) và khống chế lượng keo dậu chỉ chiếm < 30% khẩu phần cho gia súc nhai lại. Với bò sữa, keo dậu cũng là loại thức ăn rất tốt, làm tăng năng suất sữa lên 10 - 15%. Có thể trộn vào thức ăn tinh cho mỗi con bò sữa mỗi ngày 1,0 - 1,5 kg bột keo dậu. http://www.khuyennongvn.gov.vn/Portals/0/Ky-thuat-giong-moi/keo_d%E1%BA%ADu.JPG
Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây