Kỷ niệm 07.5

Phân bón cho cây cacao

Thứ hai - 26/08/2013 22:46 3.165 0
Hiện nay, diện tích cây cacao trồng xen trong vườn điều của toàn tỉnh đã đạt trên 2.000 ha, theo quy hoạch ngành sẽ hướng cacao là cây công nghiệp chủ lực của tỉnh Bình Phước. Thông qua hoạt động của Dự án Roop of peace, diện tích cacao của cả tỉnh đã tăng lên đáng kể, người nông dân đã gần gũi, nắm nhiều thông tin khoa học kỹ thuật hơn về điều kiện trồng, chăm sóc cây cacao.
Để cây cacao cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định người nông dân trồng cacao phải nắm được 1 số kỹ thuật về tỉa cành, tạo tán; phòng trừ sâu bệnh hại và đặc biệt là bón phân cho cây cacao. Nếu người nông dân quen với tập quán canh tác quảng canh đối với cây cacao, loại cây để làm giàu, thì sẽ rất khó để làm giàu. Chính vì vậy, vấn đề sử dụng phân bón cho cacao, trả lại dinh dưỡng cây trồng lấy đi từ đất thế nào cho hiệu quả là điều cần thiết. /uploads/news/2013_08/new-picture-1_3.png Bón phân, tủ gốc cho cacao mới trồng trong mùa khô, tủ rác cách gốc 10 cm Thứ nhất, về lượng và loại phân bón: Bón phân lót cho cacao mới trồng: phân hữu cơ vi sinh 1kg/hố hoặc phân chuồng đã xử lý 5kg/hố; super lân khoảng 200 gram/hố, vôi 200-300 gram/hố. Hỗn hợp này, trộn đều ủ với đất 10-15 ngày trước khi trồng cacao xuống. Sau đó, mỗi tháng bón phân cho cacao một lần, mỗi lần khoảng 30 gram/cây phân hỗn hợp NPK 16:16:8 trong vòng 6 tháng đầu sau trồng hoặc tối thiểu 2 lần trong mùa mưa đó, mỗi lần không quá 50 gram/cây. Khi cacao bước sang năm trồng thứ 2, khoảng từ 6-12 tháng tuổi: tổng lượng phân bón tăng lên, cụ thể: phân hữu cơ vi sinh 1 kg/gốc, hoặc phân chuồng đã xử lý 5 kg/gốc bón cùng vôi 400 gram/gốc bón lót đầu mùa mưa; 400 gram/gốc phân NPK tỷ lệ 16:16:8 chia làm 4 lần bón thúc/năm. Khi cacao bước sang năm trồng thứ 3, khoảng 12 – 24 tháng tuổi: phân hữu cơ vi sinh 1 kg/gốc, hoặc phân chuồng đã xử lý 5 kg/gốc bón cùng vôi 500 gram/gốc bón lót đầu mùa mưa; 300 gram/gốc phân NPK tỷ lệ 16:16:8 chia đều 2 lần bón đầu mùa mưa, 300 gram/gốc phân NPK trộn theo tỷ lệ 10:10:15 chia đều 2 lần bón đầu mùa mưa. Bước sang năm trồng từ thứ 4 trở đi bón theo bảng sau: Tuổi cây NPK: 10-10-15 (gram/cây/năm) Lần 1 gram/cây (tháng1-2) Lần 2 gram/cây (tháng 5) Lần 3 gram/cây (tháng 7) Lần 4 gram/cây (tháng 9) Lần 5 gram/cây (tháng 11 -12) Làm gì Nuôi hoa Mang trái Nuôi trái Nuôi hạt Sau thu hoach Năm 4 750 150 150 150 150 150 Năm 5 900 150 150 200 200 200 Năm 6 1000 200 200 200 200 200 Về lượng phân bón thời kỳ cacao kinh doanh, còn phụ thuộc nhiều vào giá phân bón, giá hạt cacao, sản lượng cacao thu hoạch của lần thu liền kề để bón phân đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi cao nhất. Thứ hai, về cách bón phân và số lần bón phân: Vị trí bón bón 2/3 rạch theo đường kính tán, sâu 5-10 cm (giai đoạn kiến thiết cơ bản), 10-20 cm giai đoạn kinh doanh, bỏ phân, lấp đất. Bón vào sáng sớm hoặc chiều tối. Bón sau khi trời mưa là tốt nhất, nếu vào mùa khô, sau khi bón lên tưới nước. Về số lần bón phân, đối với phân hữu cơ chỉ nên bón lót 1 lần vào đầu mùa mưa; đối với phân hóa học cùng một lượng bà con nên bón thúc càng chia nhỏ nhiều lần bón cây trồng hấp thụ phân càng tốt, tránh được rửa trôi, bay hơi, tránh được ngộ độc dinh dưỡng cho cây trồng. Thứ ba, về bổ sung phân trung, vi lượng hàng năm. Ngoài những yếu tố đa lượng NPK, cây trồng rất cần những yếu tố trung, vi lượng. Bà con có thể phun phân bón lá chứa nhiều yếu tố trung, vi lượng bổ sung cho cacao 1-2 lần/năm, để cây cacao được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, phát triển khỏe, nâng cao sức đề kháng khi diễn biến thừi tiết thay đổi thất thường, tạo tiền đề năng suất cao. Ngoài ra, việc bón phân cho cacao gặp phải vấn đề khi không có phân hỗn hợp NPK theo tỷ lệ khuyến cáo có sẵn ngoài thị trường, bà con có thể mua phân đơn về trộn vừa tiết kiệm chi phí, vừa chắc là không bị mua phải phân trộn không đúng tỷ lệ mà giá cao. Theo công thức tương đối sau: 2,17 x a; 6,25 x b; 1,72 x c (Trong đó: a, b, c là tỷ lệ phân N,P,K cần trộn từ phân đơn Ure 46% N nguyên chất; Phân lân 16% P2O5; phân Kali 58% K2O) tương đương tỷ lệ NPK a:b:c có trong 100 kg phân hỗn hợp. Ví dụ trộn tương đương tỷ lệ NPK 10:10:15 có trong 100 kg phân NPK chỉ cần trộn khoảng 21,7 kg phân đạm có 46%N; 62,5 kg phân lân có 16% P2O5; 25,9 kg phân Kali chứa 58% K2O.

Tác giả bài viết: KS. Trần Huy Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay6,770
  • Tháng hiện tại22,979
  • Tổng lượt truy cập4,707,061
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây