Kỷ niệm 07.5

Tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cacao tại Bình Phước

Thứ sáu - 12/07/2013 04:19 2.283 0
Bình Phước là một tỉnh Vùng Đông nam bộ cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 100 km về hướng Đông Bắc có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây Ca cao như: khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, vùng đất ít bị ảnh hưởng của gió bão, đất Bazan màu mỡ, nhiều diện tích có nguồn nước tưới từ các sông suối, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; đặc biệt là có nhiều diện tích cây điều, cây lâm nghiệp và cây ăn trái các loại có thể tạo tán che cho cây Ca cao. Trong những năm vừa qua, tỉnh Bình Phước đã thực nhiện nhiều mô hình thí điểm trồng Ca cao dưới tán điều đạt hiệu quả kinh tế cao.
Với thế mạnh đó, cây ca cao đã được địa phương xem là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh, có lợi thế cạnh tranh nên trong các năm qua, tỉnh Bình Phước đã tập trung phát triển trồng ca cao. Từ năm 2005-2007, dự án phát triển ca cao cho các nông hộ nhỏ ở Việt Nam (SUCCESS ALLIANCE) do chính phủ Hoa Kỳ ti trợ đ hỗ trợ giống cy ca cao ghép, hỗ trợ khuyến nông cho nông dân trồng ca cao, nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông. Năm 2010, Dự án phát triển Nông nghiệp bền vững do tổ chức ROP (Roots of Peace) tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển ca cao tại địa phương. Ngoài ra, tỉnh Bình Phước cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước, các trường Đại học, các tổ chức phi chính phủ xúc tiến các nghiên cứu, điều tra đánh giá, quy hoạch, xây dựng các chương trình phát triển ca cao tại địa phương nên đến nay đã xây dựng được bộ quy trình kỹ thuật trồng xen ca cao trong vườn điều, khảo nghiệm các giống ca cao nhập nội như: TD1, TD3, TD5, TD6 đã cho thấy tiềm năng năng suất triển vọng trên địa bàn tỉnh. Đến 2010, tỉnh Bình Phước đã có khoảng 1.300 ha ca cao, diện tích cho thu hoạch khoảng 500 ha. Những hoạt động khuyến nông và sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước đã góp phần cùng nông dân Bình Phước đưa năng suất ca cao tăng đáng kể. Năng suất bình quân đạt 1,8 tấn/ha, Cá biệt có hộ nông dân thâm canh trồng thuần đạt năng suất 2,5 - 3 tấn/ha, năng suất bình quân trồng xen trong vườn điều đạt khoảng 1,2 tấn vào năm thứ 4 sau khi trồng. Về chất lượng, hạt ca cao Bình Phước được cơng ty thu mua ca cao Cargill đánh giá là có chất lượng cao so với các địa phương khác về tỷ lệ bơ, tỷ lệ vỏ hạt, tỉ lệ acid béo tự do, độ pH …Tồn tại, hạn chếBên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất ca cao ở tỉnh Bình Phước cũng bộc lộ những mặt tồn tại, hạn chế sau:Đến nay, tỉnh chưa có quy hoạch cây ca cao nên trong thời gian vừa qua, chưa xây dựng được vùng sản xuất tập trung ổn định để tập trung thâm canh hiệu quả theo hướng sản xuất ca cao sạch theo tiêu chuẩn UTZ (Chứng nhận UTZ Certifed cho ca cao), ca cao hữu cơ … Phần lớn người trồng ca cao là nông dân nghèo nên thiếu vốn do vậy chưa có đầu tư tốt về chất lượng giống, kỹ thuật tưới, kỹ thuật canh tác … Còn nhiều hộ nông dân trồng cây thực sinh và không chăm, do vậy năng suất các năm đầu tiên cao nhưng các năm sau vào thời kỳ kinh doanh chính thì năng suất và chất lượng hạt cacao có xu hướng giảm. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sản xuất ca cao tại Bình Phước chưa đạt so với tiềm năng.Giải pháp Để khắc phục những tồn tại trên đây, nhằm đẩy mạnh phát triển ca cao trong thời gian tới, tỉnh Bình Phước đã duyệt Đề án phát triển ca cao giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn tới năm 2020 với mục tiêu và các giải pháp thực hiện như sau:1. Mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển diện tích ca cao ở các vùng có khả năng tưới, Dự kiến diện tích ca cao Bình Phước đến năm 2020 đạt 18-20.000 ha, chủ yếu trồng xen dưới tán điều, đưa năng suất ca cao bình quân đạt 1 -1,5 tấn/ha.2. Các giải pháp chủ yếu:- Xây dựng các vùng Ca cao tập trung năng suất cao theo hướng hữu cơ bền vững, các mô hình trồng ca cao sinh học, mô hình ca cao tiết kiệm nước tưới.- Đầu tư dự án sản xuất giống chất lượng cao và hỗ trợ giống ca cao mới, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất giống ca cao ghép năng suất cao cho các doanh nghiệp, các hộ nông dân có điều kiện nhằm từng bước nâng cao chất lượng giống ca cao đáp ứng nhu cầu phát triển.- Tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận vốn vay đáp ứng nhu cầu đầu tư thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hạt ca cao.- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các công ty phát triển vùng nguyên liệu riêng của mình thông qua việc đầu tư ứng trước vốn, giống cây năng suất cao cho nông dân.- Đẩy mạnh khuyến nông, hỗ trợ mô hình trình diễn cho nông dân học tập lẫn nhau.- Xây dựng các mô hình lên men, sơ chế ca cao sau thu hoạch cho nông hộ và xưởng chế biến ca cao nguyên liệu quy mô vừa và nhỏ. Xây dựng hệ thống thu mua ca cao tại địa phương và thông tin giá cả để nông dân yên tâm sản xuất. Tuyên truyền, vận động nông dân, người thu gom và doanh nghiệp về ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm, ý thức về tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng.- Sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác và tiếp nhận các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức nghiên cứu, đầu tư, phát triển ca cao trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ, thực hiện các nghiên cứu ứng dụng về giống, phân bón, bảo vệ thực vật, các quy trình canh tác, sơ chế sau thu hoạch cũng như giúp xây dựng thương hiệu cho mặt hàng ca cao tỉnh Bình Phước trong tương lai.- Đầu tư phát triển thủy lợi tạo nguồn nước tưới, hạ tầng giao thông, điện cho các vùng nguyên liệu tập trung. Phát triển ca cao Bình Phước cũng giống như các mặt hàng nông sản khác, không thể tách rời với sự phát triển ngành hàng ca cao của quốc gia và trên thế giới. Vì vậy, để ca cao Việt Nam phát triển, kiến nghị:- Cần củng cố và nâng cao năng lực của Ban điều phối Ca cao Quốc gia (VCC) để đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát, xúc tiến thương mại về tiêu thụ sản phẩm ca cao hàng hóa.- Cần hỗ trợ để nâng cao năng lực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia kinh doanh, chế biến và tiêu thụ mặt hàng ca cao trong cả nước.- Cần mở rộng mạng lưới thương mại và tăng cường trưng bày, giới thiệu sản phẩm ca cao nước ta ra thị trường quốc tế; tăng cường hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp.- Cung cấp thông tin thị trường cho nông dân, hỗ trợ cho nông dân trong quá trình quyết định bán nông lâm sản; giúp nông dân và các chủ trang trại nắm bắt thị trường trong nước và hội nhập với thị trường thế giớị- Tăng cường công tác khuyến nông thông qua nhiều phương thức như: xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật, tham quan học hỏi kinh nghiệm, hội thảo nhân rộng, phóng sự truyền hình, các bài viết trên sách, báo, xuất bản phẩm và ấn phẩm để nông dân có điều kiện tiếp cận. - Thực hiện chương trình trợ giá, trợ cước giống cây cacao chất lượng phục vụ nhu cầu trồng mới của nông dân.- Liên kết các doanh nghiệp với nông dân trong việc phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ hạt cacao sơ chế.- Tuyển chọn những dòng cacao ưu tú phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Phước để đẩy mạnh nhân vô tính phục vụ sản xuất đại trà. - Chú trọng mở rộng diện tích cacao ở những nơi có điều kiện sinh thái thích hợp.- Thí điểm xây dựng mô hình cacao hữu cơ nhằm làm cơ sở cho việc tiến tới phát triển cacao theo hướng chất lượng cao đáp ứng cho thị trường khó tính./.

Tác giả bài viết: Ths. Trần Minh Đức- GĐ TTGNLN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay9,634
  • Tháng hiện tại25,843
  • Tổng lượt truy cập4,709,925
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây