Kỷ niệm 07.5

Trồng luân canh dưa hấu trên đất ven vùng có chủ động hệ thống tưới

Thứ năm - 18/07/2013 18:18 3.493 0
Với 01 ha trồng dưa hấu thu được khoảng là 20 tấn dưa tuyển và 3 tấn dưa loại. Với giá dưa bán tại ruộng là 4.400đ/kg dưa tuyển và 3.000đ/kg dưa loại. Đem lại nguồn thu trên 100 triệu đồng/ha, trừ chi phí sản xuất người dân còn bỏ túi được 70 triệu đồng/ha/vụ. Đây quả là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà con nên tham khảo để luân canh trên đất ruộng trồng lúa hoặc đất trồng cao su còn nhỏ đảm bảo có chủ động hệ thống tưới. Tuy nhiên, khi trồng xen cần đảm bảo thời vụ dưa hấu trước cách thời vụ sau là 2 năm để cách ly mầm bệnh.
Sau đây là một số kỹ thuật cần lưu ý của mô hình này.1. Chuẩn bị đất trồng:Chọn đất: Nên trồng trên đất có tầng canh tác dầy, tơi xốp, dễ thoát nước. Ở tỉnh ta thì nên trồng trên đất liếp có đảm bảo hệ thống tưới. Tuy nhiên, không được canh tác dưa hấu liên tục nhiều năm trên cùng nền đất, vì sự tích lũy mầm bệnh nhất là bệnh do nấm Phytothora. Tốt nhất nên chọn đất mới, trồng 1 vụ nên luân canh cách 2-3 năm mới trồng lại.Làm rãnh thoát nước: Giữa hai liếp có một rãnh thoát nước, khoảng cách các rãnh khoảng 4,5-5mXử lý đất trước khi trồng khoảng 2 tuần: khử chua, khử mầm bệnh bằng vôi bột. Ngoài ra rắc thuốc có hoạt chất Diazinon xuống đất để trừ kiến, mối hại cây (thường là cắn ngang cây). Đặc biệt chú ý nên dùng cơm dừa khô đem rang thơm trộn với thuốc sâu không hôi (Kinalux) đặt ít nhất ở 4 điểm/sào để trừ dế dũi, dế đá, dế cơm,... Vì các loại dế này khi ngửi thấy mùi thơm của cơm dừa sẽ tìm đến ăn và bị trúng thuốc sâu.Lên liếp đôi: khoảng cách giữa các liếp là 3,5- 4,5m, hàng cách hàng 4,5m; cao 15 cmPhủ bạt: Trước khi trồng giảm được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện nhằm hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn, tăng gía trị trái.- Đậy màng phủ: Tưới đẫm nước trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng bạt nilon, bên mép ngoài được cố định chặt.- Đục lổ màng phủ: Tùy vào khoảng cách trồng mà đục lỗ, có thể đục lỗ cách lỗ (cây cách cây) 45-50cm.2. Hệ thống tưới: Tùy từng nguồn nước tưới là giếng khoan, hồ hay suối khắc nhau mà lắp đặt hệ thống tưới khác nhau.Đối với mô hình này, nguồn nước được lấy từ suối. Đào mương ở giữa đặt ống dẫn nước có đường kính 60mm, trên đường mương có chặn các bao để đóng mở nước vào các rãnh nhỏ của mỗi liếp. Khi tưới sẽ dẫn nước vào duy nhất một rãnh nhỏ, theo thứ từ dưới lên trên, đóng mở các rãnh khác bằng cách xoay chuyển bao, để tiết kiệm được lượng nước tưới mà vẫn đảm bảo đủ nước cho cây.3. Gieo hạt:- Làm bầu đất: bằng lá chuối quấn tròn lại và cho hỗn hợp đất, phân chuồng, lân vào và ấn chặt. Kích thước bầu vừa hoặc hơn một nắm tay. - Đề phòng bệnh có sẵn trong hạt hoặc tấn công cây con lúc mới gieo nên trộn hạt với Thiram 80WP hoặc Benlate 50WP, nồng độ 5%o (pha 5 g thuốc bột trong 1 lít nước rồi ngâm hạt) trong 1-2 giờ. Để giúp hột giống nẩy mầm nhanh và đều nên ủ cho nẩy mầm trước khi gieo. Bằng cách đem hột phơi ngoài nắng nhẹ vài giờ, rồi ngâm hột trong nước ấm (có thể nhúng tay vào đó tay được) khoảng 2-3 giờ, chà rửa sạch nhớt. Đem gieo vào bầu đất đã chuẩn bị, phủ rơm hoặc tro trấu để tưới không có váng bề mặt và giữ ẩm, đặt nơi có ánh nắng đầy đủ, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, sau 36-48 giờ hột sẽ nhú mầm.4. Trồng cây: Sau khoảng 5-7 ngày gieo hạt có thể đem bầu đi trồng. khi đó cây đã ra lá nhám. Bầu sẽ được đặt vào lỗ trên màng phủ nilon đã được đục sẵn. Tỉa dây và tỉa trái: Trên mỗi cây dưa chỉ để tối đa là 2 dây ra đầu tiên. Những dây chèo sẽ bị cắt bỏ. Khi cây bắt đầu ra hoa sẽ hái bỏ, chỉ giữ lại hoa, trái từ tầng lá thứ 18-24 và để duy nhất 01 trái. Sau đó sẽ bấm ngọn để cây tập trung nuôi trái. Sau 40 -45 ngày có thể thu hoạch được.5. Tưới và bón phân:- Tưới nước: Khi mới trồng ngày nào cũng phải tưới, sau dần 2-3 ngày tưới một lần.- Bón phân: Tổng lượng phân tính cho 1ha là: 500-800 kg vôi + 10-20 tấn phân chuồng (hoặc 500-1000 kg phân hữu cơ vi sinh) + 50-70 kg Urê + 800-1000 kg phân hỗn hợp 16-16-8 + 50-70 kg + phân Kali được chia cho 2 lần bónBón lót: Rải toàn bộ vôi, phân chuồng và khoảng 1/3 tổng lượng phân hoá học.Bón thúc 3 lần: chia đều phân Ure và phân hỗn hợp còn lại bón 2 lần để thúc cây sinh trưởng, ra hoa, đậu quả; Toàn bộ Kali bón một lần sau cùng để tăng vị ngọt của trái và có mẫu mã đẹp.6. Phòng trừ bệnh:Ở tỉnh ta, bệnh trên cây dưa hấu thường gặp chủ yếu là một số loại bệnh như sương mai, chết dây,... bà con nên dùng biện pháp phòng là chính. Có thể dùng các loại thuốc như Metalaxyl, Ridomil,... để phun phòng./. /uploads/news/2013_07/new-picture-2_1.png /uploads/news/2013_07/new-picture-3_2.png Mô hình xen canh dưa hấu trong vườn cao su nhỏ Mô hình luân canh dưa hấu trên đất lúa

Tác giả bài viết: KS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay5,675
  • Tháng hiện tại21,884
  • Tổng lượt truy cập4,705,966
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây