Một số biện pháp chính trong chăn nuôi vịt an toàn sinh học
TS. Nguyễn Văn Bắc-TTKNQG
2014-03-03T23:48:26-05:00
2014-03-03T23:48:26-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/TT-cong-nghe-88/Mot-so-bien-phap-chinh-trong-chan-nuoi-vit-an-toan-sinh-hoc-535.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2014_03/new-picture.bmp
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Việt Nam hiện có số lượng thủy cầm nhiều thứ hai thế giới (sau Trung Quốc). Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, hiện cả nước có hơn 304,6 triệu con gia cầm, cho sản lượng 700.000 tấn thịt hơi/năm. Trong đó, thuỷ cầm có 84,71 triệu con, đóng góp 27% sản phẩm chăn nuôi gia cầm. Trong thập kỷ qua, đàn vịt nuôi đã tăng bình quân 7%/năm, cho sản lượng 280.000 tấn thịt và 2 tỷ quả trứng/năm. Chăn nuôi thủy cầm tập trung vào 2 vùng chính là ĐBSH và ĐBSCL. Tại đồng bằng sông hồng, đàn thủy cầm chiếm hơn 25%. Đồng bằng sông Cửu Long có đàn thuỷ cầm chiếm hơn 36 % số thủy cầm cả nước.
Nhằm ngăn ngừa dịch cúm gia cầm A/H5N1, H7N9, H10N8 trên đàn gia cầm phát sinh và lây lan trên diện rộng, gây thiệt hai kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã có chỉ thị yêu cầu các tỉnh, thành phố, các đơn vị trong ngành như Cục thú y, Cục chăn nuôi và Trung tâm khuyến nông Quốc gia cấp bách thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm A/H5N1, H7N9, H10N8. Để phòng ngừa dịch cúm gia cầm, bảo vệ đàn thủy cầm, đặc biệt là đàn vịt nuôi ỏ các tỉnh thành phía nam thì giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học là một giải pháp đơn giản, hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Xin giới thiệu tới bà con chăn nuôi một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả phòng bệnh cao trong chăn nuôi vịt an toàn sinh học như sau:1. Khu nuôi vịt cần xa khu dân cư, khu giết mổ, chợ; Tuyệt đối không nuôi vịt cặp kênh…2. Trại hoặc khu nuôi vịt cần có hàng rào, cổng và hố sát trùng3. Không vứt vịt chết, vịt bệnh ra kệnh rạch; vịt chết phải được chôn hay đốt theo qui định của thú y và tuyệt đối không mua vịt bệnh, vịt chết về nhà4. Phải mua vịt rõ nguồn gốc, nơi có uy tín, có giấy kiểm dịch, không mua vịt trôi nổi, vịt bán dạo …5. Thực hiện “cùng vào, cùng ra”, có nghĩa là vịt nuôi vào cùng một đợt , nuôi xong bán hết, không chừa lại vịt còi; sau đó vệ sinh sát trùng chuồng kỹ; để trống chuồng ít nhất 2 tuần, sau đó mới nuôi lứa mới.6. Không nuôi chung vịt với nhiều lứa tuổi; nuôi riêng 10-15 ngày vịt mới nhập và tách sớm nuôi riêng vịt bệnh; không nuôi chung vịt với chó, mèo…7. Nên có kho bảo quản thức ăn riêng. Không cho vịt ăn thức ăn hết hạn, thức ăn ôi mốc8. Ra vô chuồng vịt phải rửa tay bằng xà bông; Thay quần áo, dày dép khi vào chuồng vịt; phương tiện vận chuyển vịt phải được rửa và sát trùng trước khi vận chuyển vịt.9. Nên kết hợp chăn nuôi vịt với cá, vịt cá lúa10. Bãi và đồng chăn thả vịt phải sạch ( không có vịt và phân vịt bệnh, vịt chết, không có thuốc trừ sâu rầy , thuốc trừ ốc bươu vàng…), không thả chung đồng với các bầy vịt khác…11. Quét dọn chuồng trại sạch sẽ và phun thuốc sát trùng định kỳ; rửa sạch máng ăn máng uống hàng ngày12. Nên sử dụng chế phẩm men sinh học ( như BALASA N01, chế phẩm EM…) để làm đệm lót sinh học, khử mùi hôi trong chuồng nuôi vịt.13. Hạn chế tối đa người lạ, người lái vịt, người chở thức ăn … vào chuồng nuôi vịt.14. Chích ngừa vácxin đầy đủ theo qui định để ngừa bệnh Viêm gan, Dịch tả và Cúm gia cầm ở vịt
Tác giả bài viết: TS. Nguyễn Văn Bắc-TTKNQG
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y: