SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚChttp://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Thứ tư - 26/01/2022 03:132.8480
Từ năm 2022, theo quy định của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), việc đăng ký Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu vào Trung Quốc được thực hiện trực tuyến trên website https://cifer.singlewindow.cn. Để hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có nguồn gốc thực vật thực hiện việc đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc, ngày 24/01 Sở Nông nghiệp và PTNT đã có Công văn số 120/SNN-VP đề nghị các sở ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp hướng dẫn một số nội dung sau.
1. Phạm vi đăng ký 1.1 Thực phẩm có nguồn gốc thực vật đăng ký qua Cục Bảo vệ thực vật (Điều 7 – Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung quốc (GACC) - Ngũ cốc dùng làm thực phẩm: Đề cập đến các sản phẩm từ hạt, rễ và củ của cây trồng như ngũ cốc và khoai, chủ yếu bao gồm các sản phẩm ăn được từ hạt của các loại loại cây thân thảo sau khi chế biến thô, chẳng hạn như gạo, yến mạch và cao lương. - Sản phẩm bột ngũ cốc: Dùng để chỉ các sản phẩm dạng bột mịn được làm từ việc nghiền và lọc hạt hoặc rễ, củ các loại cây trồng như trái cây, quả hạch, … thành bột ăn được (trừ các sản phẩm theo phạm vi quản lý của Bộ Công thương – ngũ cốc, khoai như bột mì hoặc bột meslin, bột ngũ cốc, ngô, khoai, sắn, inulin, gluten …) - Các loại rau tươi, rau tách nước và đậu khô: các loại rau tươi hoặc cac sản phẩm rau khô được chế biến bằng cách giữ tươi, khử nước, sấy khô và các quá trình sấy khô khác và đậu khô. - Gia vị nguồn gốc tự nhiên: Chỉ các sản phẩm thực vật tự nhiên như quả, hạt, hoa, rễ, thân, lá, vỏ hoặc toàn cây, có thể được sử dụng trực tiếp với các chức năng làm thôm, tạo mùi và gia vị. - Quả hạch và các loại hạt: Quả hạch dùng để chỉ hạt của cây thân gỗ có vỏ cứng, bao gồm quả óc chó, hạt dẻ, hạt mơ, hạt hạnh nhân, quả hồ đào, hạt dẻ cười, hạt torreya grandis, hạt mắc-ca và hạt thông, … Hạt dùng để chỉ hạt của các loại thực vật như dưa, quả, rau bao gồm cả hạt dưa hấu và hạt bí ngô. - Trái cây khô: dùng để chỉ các sản phẩm trái cây tươi được sấy khô bằng quá trình phơi nắng, sấy khô và các quá trình khử nước khác - Hạt cà phê và cacao chưa rang 1.2. Loại hình Doanh nghiệp đăng ký theo Lệnh 248 PP (Doanh nghiệp sản xuất/chế biến CS; Doanh nghiệp kho lạnh DS;Doanh nghiệp kho thường) Lưu ý: Doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu thực phẩm (không đăng ký theo Lệnh 248) phải cung cấp thông tin qua hệ thống quản lý hồ sơ đăng ký và nộp đơn đăng tại website http://ire.customs.gov.cn/. Sau khi gửi thông tin đăng ký, doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu thực phẩm sẽ nhận được số series do hệ thống quản lý hồ sơ cung cấp. Doanh nghiệp có thể sử dụng số series này để kiểm tra quy trình nộp hồ sơ đăng ký và sửa đổi thông tin nộp hồ sơ đăng ký. Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ lưu hồ sơ của các doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu và công bố danh sách trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Thông tin được công bố sẽ bao gồm hoạt động kinh doanh, tên doah nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu, quốc gia (khu vực). 2. Thực hiện đăng ký Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp tài khoản (account) cho Doanh nghiệp Doanh nghiệp cung cấp các thông tin sau bằng tiếng Anh qua email qlattpmt.bvtv@mard.gov.vn: Username: Doanh nghiệp đề xuất Password: Doanh nghiệp đề xuất Số đăng ký: Số đăng ký Doanh nghiệp tại Việt Nam/Mã số thuế Workplace: Tên tiếng Anh của Doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Contacts: Tên người liên lạc Số điện thoại: Địa chỉ liên lạc: Email: Loại hàng hóa dự định xuất khẩu: Xem mục 1.1 Loại hình doanh nghiệp: Xem mục 1.2 Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật thực hiện việc cấp tài khoản cho Doanh nghiệp Cục Bảo vệ thực vật thực hiện việc đăng ký tài khoản cho doanh nghiệp trên website https://cifer.singlewindow.cn và thông báo cho Doanh nghiệp tài khoản đã được cấp (gồm user name và password) Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện đăng ký online - Doanh nghiệp sử dụng account và password được Cục Bảo vệ thực vật thông báo tại bước 2 để truy cập website https://cifer.singlewindow.cn và thực hiện việc đăng ký xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Các thao tác trên website được hướng dẫn cụ thể trong tài liệu hướng dẫn sử dụng (Single Window User Manual) của GACC (xem file đính kèm). Mỗi một lần đăng ký được 1 nhóm sản phẩm theo phân loại của GACC. Nếu đăng ký nhóm 2 trở đi, thực hiện từ đầu như đăng ký lần 1. - Hồ sơ đăng ký: a/ Các giấy tờ do GACC yêu cầu gồm: i. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ii. Bản cam kết của doanh nghiệp (theo mẫu số 1) iii. Sơ đồ sản xuất Các giấy tờ nêu trên cần được ký tên, đóng dấu theo quy định và đính kèm bản scan khi đăng ký online. b/ Các giấy tờ do Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu để xác nhận cho Doanh nghiệp theo yêu cầu của GACC đối với cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, gồm: i. Một trong các loại giấy chứng nhận sau: - Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT. - Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). - Giấy chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP) - Giấy chứng nhận Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) - Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 - Giấy chứng nhận Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS) - Giấy chứng nhận Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC) - Giấy chứng nhận Hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) - Hoặc giấy chứng nhận tương đương ii. Bản thuyết minh điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của Doanh nghiệp (theo mẫu số 2). iii. Bản xác nhận kiểm dịch thực vật của Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp tỉnh/thành phố theo thẩm quyền quản lý quy định tại Thông tư 35/2015/TTBNNPTNT quy định về kiểm dịch thực vật nội địa (theo mẫu số 3). Các giấy tờ nêu trên cần được ký tên, đóng dấu theo quy định và gửi bản scan về Cục Bảo vệ thực vật qua email qlattpmt.bvtv@mard.gov.vn. Ghi chú: Khi GACC có những thay đổi về yêu cầu đăng ký, Cục Bảo vệ thực vật sẽ có những điều chỉnh thích hợp để phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng các yêu cầu của GACC. Bước 4: Sau khi kiểm tra hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ gửi hồ sơ tới GACC nếu hồ sơ đạt yêu cầu. Bước 5: Doanh nghiệp theo dõi quá trình đăng ký và nhận phản hồi của Cục Bảo vệ thực vật và GACC trực tiếp trên website.
Tác giả bài viết: Phạm Bích Hiên
Nguồn tin: Bộ phận Phát triển nông thôn-Văn phòng Sở: