Tài liệu hướng dẫn Kỹ thuật ghép cải tạo vườn điều
Tổ soạn thảo
2015-07-24T01:18:28-04:00
2015-07-24T01:18:28-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/TT-cong-nghe-88/Tai-lieu-huong-dan-Ky-thuat-ghep-cai-tao-vuon-dieu-943.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2015_07/new-picture-5.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Bình Phước là tỉnh có diện tích điều rất lớn, với 134.911ha (chiếm 43,08% diện tích điều cả nước), trong đó có 134.527ha điều đang cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 0,92 tấn/ha. Nhìn chung, đa phần diện tích điều của tỉnh được trồng bằng hạt, không qua chọn lọc giống, cũng như vấn đề đầu tư thâm canh cho vườn điều còn nhiều hạn chế nên năng suất và chất lượng hạt điều thấp. Hiện nay, có một giải pháp giúp cải thiện năng suất và chất lượng hạt điều đáng kể, đồng thời không gây ảnh hưởng đến nguồn thu nhập trong quá trình thực hiện giải pháp, đó là giải pháp ghép cải tạo vườn điều. Với mong muốn giúp nông dân trồng điều có điều kiện tiếp cận giải pháp để ứng dụng vào trong sản xuất, Ban Biên tập xin giới thiệu kỹ thuật ghép cải tạo vườn điều.
CHỌN CÂY CẦN GHÉP CẢI TẠO Trong vườn, nên chọn những cây có năng suất thấp đến rất thấp, ưu tiên tiến hành ghép cải tạo trước. Các cây năng suất cao, nhưng chất lượng hạt kém thì có thể tiến hành sau để dần nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng hạt. CHỌN CÀNH GỐC GHÉPTùy vào từng cây mà có thể lựa chọn trong số chồi vượt, cành cấp 1, cành cấp 2 và cả thân chính ≤ 2 năm tuổi (gọi tắt là: cành gốc ghép) để ghép cải tạo.(1): Thân chính(2): Chồi vượt(3): Cành cấp 1(4): Cành cấp 2Khi lựa chọn cành gốc ghép cần lưu ý những tiêu chí sau:- Cành có độ cao ≤ 2,5m để tiện ghép và chăm sóc về sau.- Cành không bị sâu bệnh hại từ ngay phần ghép cải tạo trở xuống.- Khi ghép trực tiếp thì tuổi cành không được quá già (chưa nứt vỏ, đường kín cành ≤ 8cm). Trường hợp đường kín cành > 8cm, thì nên cưa hoặc gây vết thương cơ giới để kích tạo chồi. Sau khoảng 2 tháng chồi sẽ tạo ra nhiều, chọn những chồi khỏe mạnh, có vị trí tốt cách vết cắt khoảng 5cm, tiến hành ghép cải tạo trên những chồi đó (Hình 2).Lưu ý:- Đối với vết cắt lớn ≥ 6cm, cần được bôi kỹ Vaseline và bịt kín để giúp vết cắt không bị thối và mau liền da (Hình 3). Công việc này được thực hiện cùng lúc với ghép cải tạo hoặc kích tạo chồi để chờ ghép cải tạo.- Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm chuyên dùng giúp nhanh liền da, các sản phẩm này khi bôi vào vết cắt hiệu quả rất cao nhưng kèm theo chi phí cũng cao. Vì vậy, Vaseline thường được ưu tiên lựa chọn do giá thành rẻ. DỤNG CỤ GHÉPCác dụng cụ chuẩn bị tiến hành ghép bao gồm:(1): Nilon thường bịt vết cắt/vết ghép(2): Kéo cắt cành/chồi(3): Nilon dai để cố định vết ghép(4): Nilon tự hoại(5): Dao ghép(6): Cưa cắt cànhNgoài ra, còn có Vaseline, thùng xốp đựng chồi ghép,…Lưu ý:Cưa, kéo, dao ghép đảm bảo thật sắc CHUẨN BỊ CHỒI GHÉPChồi ghép có thể được mua ở các cơ quan chuyên môn hoặc các đơn vị uy tính. Hoặc chồi ghép cũng có thể do tự nông dân lấy từ những cây ưu tú trong vườn hoặc trong vùng, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:- Chọn cây điều ưu tú để lấy chồi: Tuổi cây ≥ 8 năm tuổi; Cây nằm trong vườn ở điều kiện ánh sáng bình thường; Cây phải được theo dõi 3 năm liên tục có năng suất cao và ổn định ≥ 50kg/cây; Khi gặp thời tiết bất thuận vẫn đảm bảo năng suất cao và ổn định; Kích cỡ hạt ≤ 170 hạt/kg; Tỷ lệ nhân ≥ 28%.- Chọn, xử lý và bảo quản chồi ghép: Chọn chồi mập, khỏe mạnh, không sâu bệnh; đỉnh chồi sắp bật lứa cơi chồi mới; đường kính chồi ≥ 0,7cm; chiều dài ≥ 8-15cm (Hình 6). Tiến hành tỉa bỏ hết lá (Hình 7); bọc chồi vào vải ẩm và bỏ vào thùng xốp; Cho nước đá vào bên dưới thùng xốp và ngăn cách với chồi để đảm bảo đủ mát và tránh làm hỏng chồi; Đậy nắp thùng và bảo quản thoáng mát; Với điều kiện bảo quản đó, cho phép chồi được ghép tốt tối đa trong 4 ngày. CÁCH GHÉP Trường hợp 1 (Áp dụng cho cành gốc ghép có đường kín ≥ 2,5cm), được chia ra làm những bước như sau:Bước 1, xử lý gốc cành ghép: Dùng kéo hoặc cưa (nếu cành lớn) cắt cách nách cành gốc ghép 5-8cm. Sau đó, dùng dao vát xiên cành gốc ghép một mặt phẳng dài 3-5cm sao cho điểm đầu vạt cách nách cành 1,5-2cm (Hình 8).Bước 2, xử lý cành ghép: Dùng dao vạt xiên cành ghép một mặt phẳng dài 3-5cm (tương ứng với mặt phẳng được vạt ở gốc cành ghép) (Hình 9).Bước 3, tiến hành ghép áp: Áp hai mặt phẳng xiên được vạt ở gốc cành ghép và cành ghép lại với nhau sao cho ít nhất một bên phần da vỏ tiếp xúc với nhau (Hình 10). Dùng dây nilon dai cố định lại vết ghép (Hình 11), sau đó bao phủ vết ghép lại bằng nilon thường (Hình 12), rồi cố định lại một lần nữa bằng dây nilon dai để đảm bảo không thấm nước từ bên ngoài vào và nước bên trong không bị thoát ra (Hình 13). Cuối cùng dùng dây nilon tự hoại quấn kín từ dưới lên trên chồi ghép (Hình 14). Trường hợp 2 (Áp dụng cho cành gốc ghép có đường kín ≤ 2,5cm), được chia làm những bước như sau:Bước 1, Xử lý gốc cành ghép: Dùng kéo cắt cách nách cành gốc ghép 5-8cm, sau đó dùng dao vát xiên cành gốc ghép một mặt phẳng dài 3-5cm sao cho điểm đầu vạt cách nách cành 1,5-2cm (Hình 15).Bước 2, xử lý cành ghép: Dùng dao vạt xiên cành ghép một mặt phẳng dài 3-5cm (tương ứng với mặt phẳng được vạt ở gốc cành ghép) (Hình 16). Bước 3, tiến hành ghép áp: Áp hai mặt phẳng xiên lại với nhau sao cho ít nhất một một bên phần da vỏ tiếp xúc với nhau (Hình 17). Dùng dây nilon tự hoại quấn cố định vết ghép, sau đó quấn kỹ từ dưới lên trên để bịt kín toàn bộ vết ghép và cành ghép, đảm bảo không thấm nước từ bên ngoài vào và nước bên trong không bị thoát ra (Hình 18). Lưu ý: Khi thực hiện thao tác ghép, cần tiến hành nhanh, tránh không cho bị dập, không để cát, đất và nước dính vào hai mặt phẳng vạt xiên. THỜI VỤ GHÉP- Nên tiến hành ghép cải tạo vào cuối tháng 4 đến cuối tháng 8 âm lịch hàng năm.- Có thể tiến hành ghép liên tục trong ngày, chỉ trừ trường hợp lúc cành gốc ghép và cành ghép đang ướt thì không được ghép.CHĂM SÓC SAU GHÉP1. Chăm sóc chồi ghép:- Phòng trừ côn trùng, sinh vật hại vết ghép và chồi ghép: Kết thúc mỗi một ngày ghép, cần tiến hành phun để phòng trừ ngay các côn trùng và sinh vật gây hại vết ghép và chồi ghép (kiến, bọ xít muỗi, bọ đục chồi,…). Có thể sử dụng trong số những loại thuốc sau: Vidithoate, Bian, Selecron, Callous,… phun theo hướng dẫn, lặp lại định kỳ 1 tuần/lần, và thực hiện liên tục trong vòng 2 tháng đầu tiên.- Tỉa bỏ chồi dại: Những chồi dại xung quanh chồi ghép không tỉa bỏ nhưng định kỳ hàng tháng cần tiến hành cắt ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi chồi ghép. Sau khoảng 12 tháng khi cành ghép định hình tán, tiến hành cắt bỏ các chồi dại đó.- Cắt dây ghép: Khi đợt chồi thứ hai của chồi ghép thành thục, dùng dao lam rạch một đường tại vị trí thắt cố định khi ghép (rạch phía cành gốc ghép). - Ngoài ra, tùy tình hình sinh trưởng của chồi ghép có thể bổ sung chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá vào các lần phun thuốc bảo vệ thực vật để giúp chồi ghép sinh trưởng, phát triển tốt. Trong trường hợp ghép trể, chồi ghép đã phân hóa mầm hoa và ra hoa sớm, cần tiến hành cắt bỏ hoa để tập trung dinh dưỡng cho chồi ghép sinh trưởng phát triển tốt. Xem tài liệu có hình/uploads/news/2015_07/a11.dieu-1jpg.jpg Trang 1 /uploads/news/2015_07/a12dieu-2jpg.jpg Trang 2 /uploads/news/2015_07/a13dieu-3.jpg Trang 3T/uploads/news/2015_07/a14.dieu-4jpg.jpg rang 4Tra/uploads/news/2015_07/a15.dieu-5.jpg ng 5
Tác giả bài viết: Tổ soạn thảo
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y: