Kỹ thuật cho lươn sinh sản bán nhân tạo và thuần hóa lươn đồng
Quang
2015-06-17T04:40:31-04:00
2015-06-17T04:40:31-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/TT-cong-nghe-88/Ky-thuat-cho-luon-sinh-san-ban-nhan-tao-va-thuan-hoa-luon-dong-908.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Khi tham gia Chương trình “Hãy hỏi để biết” của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC16, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của nông dân về kỹ thuật nuôi lươn và kỹ thuật sản xuất con giống cũng như cách thuần hóa lươn đồng để nuôi trong bể. Để giúp cho bà con nông dân nắm được kỹ thuật cho lươn sinh sản và thuần hóa lươn giống khai thác từ tự nhiên đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành khảo sát tại một số hộ nông dân đã nuôi lươn và chọn lươn cái, tiến hành cho sinh sản bán nhân tạo, đồng thời thuần hóa lươn đồng rất thành công. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu kỹ thuật cho lươn sinh sản bán nhân tạo và cách thuần hóa lươn đồng để bà con chủ động con giống.
I. Kỹ thuật cho lươn sinh sản bán nhân tạo 1. Chuẩn bị bể Dùng bạt để làm bể nuôi, thành bể được buộc chặt với cọc tre hoặc gỗ, chiều cao bể từ 0,8 - 1,0 m, bể nên là hình chữ nhật (kích thước 4m x 15m hoặc 4m x 20m). Sau khi dựng bể xong, lấy đất sét xếp xung quang thành bể (chú ý đất cao hơn mặt nước bể khoảng 10 - 15 cm), độ dày đất 0,4 - 0,5 m, diện tích đất xếp chiếm 50% diện tích bể (giữa bể không cho đất). Cấp nước vào bể rồi tiến hành thả lươn. Bể có ống nước cấp vào và ống nước ra (chú ý bố trí ống nước cấp vào và ống nước ra đối diện nhau, tốt nhất theo chiều dài bể, ống nước ra khống chế độ sâu của nước bể khoảng 30 - 40 cm). Mặt bể có thể thả bèo tây, hoặc cây trúc nhỏ, bó thành bó xếp trên mặt nước để che nắng và ngăn ánh sáng, đồng thời làm nơi trú ẩn của lươn. Bố trí từ 8 - 10 khoảng trống để làm chỗ cho lươn ăn. 2. Chọn lươn cái Lươn nuôi được 4 - 5 tháng, tiến hành chọn lươn cho đẻ. Chọn con đều cỡ, khỏe mạnh, không bị bệnh, màu sắc tươi sáng, quan sát con cái thấy trứng trong bụng. Mật độ lươn cho đẻ thả 25 - 30 con/m2 bể. 3. Cho sinh sản Làm tổ cho lươn trên nền đất bằng cách khoét nhiều tổ hình trụ dọc theo thành bể, đường kính 30 cm, chiều sâu hết độ dày của đất, dưới đáy đặt ống nhựa phi 60 mm thông ra giữa bể, phía trên dùng một viên ngói để che kín miệng tổ (ảnh số 1 và 2), thay nước 1 lần/ngày để kích thích lươn phát dục. http://www.khuyennongvn.gov.vn/portals/0/news_images/2015/06/nguyetkn/luon_ode.jpg Ảnh 1. Trứng lươn trong tổ đẻ http://www.khuyennongvn.gov.vn/portals/0/news_images/2015/06/nguyetkn/luon_ode2.jpg Ảnh 2. Trứng lươn trong bọt 4. Mùa vụ cho sinh sản tốt nhất Miền Bắc cho lươn đẻ từ tháng 4 đến tháng 8, miền Nam từ tháng 2 đến tháng 10. 5. Ấp trứng và nuôi lươn bột Sau khi thấy lươn đã đẻ trứng, có thể để trứng nguyên tại tổ để trứng tự nở, hoặc có thể hớt bọt trứng đưa vào chậu ấp nhân tạo (chú ý phải giữ nguyên trứng trong bọt). Khi đưa vào chậu bổ sung sục khí 24/24 giờ, thay nước 1 lần/ngày, sau 7-10 ngày trứng nở. Lươn bột nở sau 7 ngày cho ăn bằng trùn chỉ hoặc moina, bố trí giá thể bằng tơ dứa hay nilon cho lươn bột trú. Khi lươn được 20 - 25 ngày tuổi, đưa ra bể để nuôi lươn giống, mật độ nuôi từ 1.500 - 2.000 con/m2. Khi lươn giống đạt kích cỡ 50 - 60 con/kg có thể bán lươn giống cho các cơ sở nuôi lươn thương phẩm. Tỷ lệ sống của lươn bột lên giống nếu chăm sóc tốt có thể đạt 60 - 70%. II. Kỹ thuật thuần hóa lươn đồng 1. Chọn giống và chăm sóc Sau khi lươn đồng được khai thác về, chọn con giống đều cỡ, khỏe mạnh, không bị bệnh, không sây sát, màu sắc tươi sáng, khai thác tự nhiên (không khai thác bằng điện, câu, bả, chất dụ lươn…). Trước khi thả phải tắm cho lươn bằng nước muối 3%, thời gian 15 - 20 phút để phòng bệnh. Cỡ giống thả 50 - 100 con/kg, mật độ thả 200 - 300 con/m2. Thả 7 - 10 ngày sau cho ăn, ban đầu cho ăn ít, tăng dần về sau, thức ăn là 80% cá tạp, giun, ốc bươu vàng say nhỏ trộn với 20% thức ăn công nghiệp. Ban đầu cho ăn 1 lần/ngày, sau 2 tuần lươn đã quen cho ăn 2 lần/ngày. Có thể thuần hóa lươn trong bể có bùn hoặc không bùn, nếu có bùn mật độ giảm 1/2 so với nuôi không bùn (khoảng 100 - 150 con/m2). Thời gian thuần hóa từ 20 - 30 ngày là được, tỷ lệ sống có thể đạt trên 80% nếu chất lượng lươn đưa vào thuần hóa tốt. Thay nước 1 lần/ngày để đảm bảo nước không bị ô nhiễm. http://www.khuyennongvn.gov.vn/portals/0/news_images/2015/06/nguyetkn/luon_mh.jpg Ảnh 3. Thuần hóa lươn đồng bằng thùng phi 2. Phòng trị bệnh Trong quá trình nuôi phải quan sát hàng ngày để phát hiện những con bị bệnh (biểu hiện là tách đàn và ngóc đầu lên, không ăn, bơi vật vờ…), bắt những con này nhốt riêng và tắm mước muối 3% hoặc thuốc tím (KMnO4) để trị bệnh. Cho lươn ăn thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng. 3. Vận chuyển Lươn rất dễ vận chuyển, khi thuần hóa xong, trước khi bán giống phải dừng cho ăn 1 - 2 ngày, thả lươn vào bể nước sạch ít nhất 24 giờ trước khi vận chuyển, chuẩn bị thùng xốp hoặc dụng cụ vận chuyển chứa lươn. Khi đánh bắt, dùng vợt xúc nhẹ nhàng tránh sây sát (chú ý chỉ cho thêm một ít nước để lươn không bị khô da), vận chuyển xa thời gian trên 4 giờ thì đóng túi nilon bơm ô-xy. Bà con cần tư vấn có thể liên hệ với ông Kim Văn Tiêu (số điện thoại 0437.711.297) để biết thêm thông tin./.
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú