Phiên họp thường kỳ Ban điều phối phát triển Ca cao Việt Nam lần thứ hai năm 2015

Thứ bảy - 19/12/2015 22:09 1.279 0
Sáng ngày 16/12/2015, phiên họp thường kỳ ban Điều phối phát triển ca cao Việt Nam (VCC) lần thứ hai năm 2015 đã diễn ra tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Tham dự hội nghị ngoài các lãnh đạo Ban điều phối, đại biểu Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Lăk, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long còn có sự tham gia của đại biểu đến từ Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Trường đại học Nông lâm Thành phố Hồ chí Minh và các doanh nghiệp tham gia cung ứng giống, vật tư phân bón và thu mua ca cao. http://www.khuyennongvn.gov.vn/portals/0/news_images/2015/12/hangweb/cacao2.JPG Toàn cảnh hội nghị Những vấn đề được quan tâm và là chủ đề nóng trong phiên họp thường niên lần này là các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc tìm thị trường đầu ra, hỗ trợ và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trồng ca cao. Tại phiên họp, các doanh nghiệp và địa phương đã chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý; xây dựng cánh đồng mẫu lớn trồng ca cao; xây dựng mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm… Tín hiệu đáng mừng Theo thông tin từ Phó trưởng Ban điều phối ca cao - ông Nguyễn Văn Hòa cho biết: Tổ chức Ca cao thế giới đã công nhận ca cao Việt Nam có hương vị đạt chất lượng cao và nằm trong “Top” danh sách các nước có sản phẩm ca cao hương vị trái cây tự nhiên đặc trưng. Điều này khẳng định ca cao Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển và có thể xây dựng thương hiệu ca cao Việt Nam trên thị trường thế giới. Về kỹ thuật, những năm gần đây, tình hình sâu bênh hại cơ bản được giải quyết. Nhiều cách làm hay được áp dụng vào sản xuất giúp tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao giá thành sản phẩm. Các giải pháp điển hình có thể kể đến là: nuôi kiến vàng diệt rệp, trồng xen canh ca cao trong vườn điều, ghép cải tạo các giống có chất lượng và năng suất được khẳng định như các dòng chủ lực là TD5 hoặc TD6 và các dòng khác là TD3, TD8, TD9, TD10… đối với vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên,…; giống chủ lực TD10, TD3 và phối hợp với các dòng T11, TD8, TD9, TD5,… đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long… Bên cạnh đó, để đạt năng suất cao, ngoài yếu tố giống, kỹ thuật chăm sóc, phân bón, phòng trừ sâu bệnh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Qua tham quan mô hình tại huyện Trảng Bom và huyện Thống Nhất của tỉnh Đồng Nai, các đại biểu nhận thấy bà con trồng ca cao đã áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khâu chăm sóc, thu hoạch và bảo quản như: đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm, xử lý phân xanh trước khi bón, kiểm tra phân tích đất… nhằm giảm kinh phí đầu tư, đảm bảo hiệu quả và năng suất cây trồng. Năm 2015, ca cao Việt Nam có nhiều tín hiệu khởi sắc. Nhiều diện tích cho năng suất trên 2 tấn/ha trong nhiều năm. Giá bán ca cao trên thị trường dao động từ 5 ngàn đến hơn 6 ngàn đồng/kg quả tươi (ướt) cho nông dân lợi nhuận từ 150-200 triệu/ha. Hiện nay, nhiều công ty lớn có thương hiệu và uy tín đã đặt hàng, sẵn sàng đầu tư dự án, ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất với nông dân ở nhiều vùng trồng ca cao. http://www.khuyennongvn.gov.vn/portals/0/news_images/2015/12/hangweb/cacao1.JPG Tham mô hình trồng ca cao tại Đồng Nai Kết quả hoạt động của VCC Có được thành công như vậy cho ngành Ca cao Việt Nam một phần lớn cũng xuất phát từ những hoạt động hiệu quả của Ban điều phối và phát triển Ca cao Việt Nam 10 năm qua, đặc biệt là trong năm 2015. * Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Ban điều phối Ban điều phối phát triển ca cao Việt Nam gồm các thành viên là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước,... * Phổ biến kết quả nghiên cứu vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng hạt ca cao Nghiên cứu, chọn tạo và trình Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận 8 dòng ca cao vô tính có ưu điểm về năng suất, hàm lượng bơ, khả năng thích nghi; tiếp tục theo dõi, đánh giá những dòng/giống tốt để cơ cấu vào sản xuất ở những vùng thích hợp nhằm phát huy đặc tính tốt của giống. Mặt khác, tiếp tục du nhập, chọn, tạo và khảo nghiệm giống mới để bổ sung nguồn giống tốt cho sản xuất. Xây dựng và phổ biến quy trình canh tác, thực hiện các biện pháp tỉa cành tạo tán, tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại ca cao. Đặc biệt kỹ thuật lên men hạt ca cao được phổ biến rộng rãi. * Gắn kết nhiều thành phần để hình thành các tổ chức sản xuất ca cao gắn với tiêu thụ VCC tích cực tạo sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan quản lý, đơn vị nghiên cứu - chuyển giao, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và địa phương, tổ chức nông dân nhằm hình thành những tổ chức sản xuất và tiêu thụ ca cao. Một số doanh nghiệp đã liên kết với người sản xuất để hướng dẫn kỹ thuật canh tác ca cao, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm như: công ty Cargill, Armajaro, Olam, công ty Phạm Minh, Trọng Đức, Thành đạt, Vina cacao, Grand Place Puratos… Mạng lưới thu mua, sơ chế lên men được hình thành và phủ khắp các vùng trồng ca cao. * Tham mưu cho Bộ Nông nghiệp về quy hoạch sản xuất, xây dựng cơ chế chính sách để phát triển ca cao bền vững. Phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước đã tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành một số quy trình, quy chuẩn liên quan đến sản xuất và phát triển ca cao như: Quy trình kỹ thuật canh tác, Quy trình sơ chế và lên men hạt, Quy trình phòng trừ dịch hại, Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cây giống ca cao Việt Nam…. * Huy động nguồn vốn và các dự án hỗ trợ phát triển ca cao bền vững Đó là: Dự án ca cao Việt Nam - Hà Lan; Dự án khuyến nông về xây dựng mô hình phát triển ca cao bền vững;… Trong đó, TTKNQG đã hỗ trợ kinh phí cho các địa phương trồng ca cao tổ chức các lớp tập huấn ToT cho 1.115 cán bộ khuyến nông và nông dân chủ chốt về kỹ thuật trồng thâm canh ca cao. Xây dựng và phát hành miễn phí 500 đĩa VCD hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế ca cao để giúp cho đào tạo nông dân. * Xây dựng và phát triển mối quan hệ về hợp tác quốc tế hỗ trợ cho xây dựng chiến lược, nghiên cứu, hỗ trợ nông dân, khuyến nông, thị trường ca cao Việt Nam. VCC đã tham gia các Hội nghị, Diễn đàn thường niên do ACC tổ chức cũng như đăng cai tổ chức một số hội nghị thường niên ACC tại Việt Nam. Nhiều dự án quốc tế đã được triển khai hiệu quả ở Việt Nam thời gian qua như: Chương trình khuyến khích phát triển ca cao bền vững, Chương trình hỗ trợ sản xuất và tiếp thị ca cao hữu cơ và thương mại công bằng; Dự án hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam;… Năm 2016, Ban điều hành phát triển ca cao Việt Nam đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm, theo đó: - Tiếp tục chủ trì các đề tài, dự án nghiên cứu và hợp tác quốc tế về ca cao, đồng thời tăng cường chia sẽ thông tin, kết quả và kinh nghịêm với các thành viên của VCC để tham khảo và áp dụng; - Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 cho sát với tình hình thực tế và dự báo thị trường trong những năm tới; - Đề xuất chính sách khuyến khích đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ chế biến, đa dạng hoá sản phẩm, khuyến khích phát triển chế biến nội địa nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, tiến tới xây dựng và phát triển thương hiệu riêng của ca cao Việt Nam, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng hạt ca cao khô, đảm bảo hài hoà với các tiêu chuẩn của các nước ASEAN và các nước nhập khẩu. - Định kỳ, liên kết phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp thông tin kịp thời về thực trạng sản xuất, chế biến tiêu thụ, các chủ trương chính sách về phát triển ca cao giúp cho công tác tuyên truyền chính xác, khách quan, hiệu quả. Hợp tác với các Doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường đào tạo để nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông và nông dân về sản xuất, chế biến ca cao.
Nguồn tin: Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây