Sơ kết 03 năm thực hiện Quyết định số 999 và 1015 của Tỉnh ủy
Uông Sợi
2021-04-01T23:27:57-04:00
2021-04-01T23:27:57-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tuyen-truyen-khac/So-ket-03-nam-thuc-hien-Quyet-dinh-so-999-va-1015-cua-Tinh-uy-2170.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2021_04/logo.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Sau 03 năm thực hiện Quyết định số 999 và 1015 của Tỉnh ủy về sắp xếp tổ chức, bộ máy Sở Nông nghiệp và PTNT, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên cũng có những vướng mắc, khó khăn nhất định.
1. Kết quả đạt được Theo đó, sau khi kiện toàn bộ máy Sở Nông nghiệp và PTNT gồm 02 phòng, 06 đơn vị như sau: Văn phòng; Thanh tra; Chi cục Kiểm lâm; Chi cục Thủy lợi; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp; Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Ban QLRPH Bù Đốp và Ban QLRPH Đắk Mai, đến cuối năm 2020 tái lập Chi cục Chăn nuôi và thú y. Kết quả cụ thể đạt được sau khi sắp xếp, kiện toàn bộ máy như sau: -Về bộ máy: giảm 11 đầu mối là các phòng, đơn vị trực thuộc Sở. - Về nhân sự lãnh đạo và biên chế: Giảm được 24 lãnh đạo cấp phòng và đơn vị; giảm 59 biên chế. - Về giảm chi thường xuyên: Giảm chi thường xuyên gần 2 tỷ đồng. 2. Những thuận lợi, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân sau 3 năm triển khai thực hiện a.Thuận lợi Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy Sở Nông nghiệp và PTNT; cấp ủy và tập thể lãnh đạo, thống nhất thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy và UBND tỉnh; Sau sắp xếp, tổ chức bộ máy gọn hơn, góp phần hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đã và đang dần ổn định. b. Những khó khăn, vướng mắc chung a. Trong cùng một thời điểm phải sắp xếp nhiều đơn vị vào cùng một đầu mối, trong khi mỗi đơn vị là một chủ thể độc lập trong thực thi pháp luật chuyên ngành, trong đó có cả cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Do đó, khi sắp xếp hợp nhất lại thành một thì chưa có cơ chế, hướng dẫn cụ thể, nhất là giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, các nhân, thuộc trách nhiệm của ngành quản lý. Bên cạnh đó, Bộ chuyên ngành chưa có hướng dẫn thực hiện công tác sắp xếp nên khi thực hiện còn có nhiều lúng túng, gặp nhiều khó khăn nhất là quy định chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị được sáp nhập. b. Các quy định về công tác sắp xếp bộ máy, luật chuyên ngành còn chậm được điều chỉnh, do đó khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy chưa phù hợp với quy định hiện hành. c. Kinh phí bố trí cho lao động công việc sau khi giảm hợp đồng lao động theo Nghị định 68 chưa được thực hiện, dẫn đến thiếu ngân sách để bố trí lao động làm các công việc như tạp vụ, lái xe, bảo vệ. c. Những khó khăn, vướng mắc cụ thể - Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tỉnh được thành lập trên cơ sở hợp nhất các đơn vị: Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi thú y, Trung tâm Thủy sản, Trung tâm khuyến nông. Các nhiệm vụ quản lý nhà nước của các đơn vị cũ tiếp tục thực hiện, do đó vừa phải thực hiện quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp. Đây là mô hình mới, chưa có quy định rõ ràng và chức năng nhiệm vụ, vì vậy khi tổ chức hoạt động còn lúng túng, nhất là khâu quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y, trồng trọt và bảo vệ thực vật. Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn đến cuối năm 2002 Chi cục Chăn nuôi và Thú y được tái lập để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi, thú y. Mặt khác, do mới thành lập nên việc tổ chức các hoạt động dịch vụ còn nhiều khó khăn, do đó chưa đảm bảo được tính tự chủ 10%/năm theo đề án được duyệt. - Lĩnh vực chăn nuôi thú y sau khi sáp nhập: lĩnh vực chăn nuôi và thú y được tổ chức theo hệ thống thú y chung của cả nước được quy định bởi Luật thú y. Do đó khi tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng nhất thời vì sự phối hợp trong công tác quản lý chăn nuôi thú y giữa cấp tỉnh và cấp huyện, giữa tỉnh Bình Phước và các tỉnh khác trong khu vực. - Lĩnh vực Lâm nghiệp: khi sắp xếp tổ chức bộ máy Chi cục Kiểm, các đơn vị đặc biệt là được tiến hành sáp nhập, hợp nhất phải triển khai thực hiện nhiệm vụ, chức năng trên địa bàn rộng, có nhiều khó khăn, nguy hiểm, phức tạp; số người nghỉ làm việc do tinh giản biên chế, nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác…quá nhiều nên đã ảnh hưởng lớn đến công tác kiểm lâm và quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. - Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật sau khi sáp nhập vào Văn phòng Sở: Chi cục trồng trọt và BVTV là đơn vị chuyên môn thực hiện công tác dự tính dự báo tình hình dịch hại trên cây trồng. Sau khi sáp nhập và Văn phòng Sở, chức năng nhiệm vụ này đã được chuyển cho Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp tỉnh thực hiện nhằm duy trì nhiệm vụ của Chi cục trồng trọt và BVTV, để thực hiện giám sát dịch bệnh cây trồng. Do đó, không còn mạng lưới ở cơ sở để thực hiện công tác dự tính dự báo tình hình dịch hại trên cây trồng theo QCVN 01-72:2014/BNNPTNT; QCVN 01-38:2010/BNNPTNT, theo hệ thống phần mềm Quản lý dữ liệu Bảo vệ thực vật PPDMS 2.0 từ cấp huyện, lên cấp tỉnh, lên Trung tâm BVTV Phía Nam (Cục BVTV) không thực hiện được. Bên cạnh đó còn một số nhiệm vụ công tác chuyên môn sâu không thực hiện theo ngành dọc. 4. Kiến nghị Trên cơ sở sắp xếp, những khó khăn, hạn chế, tồn tại, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục cho Sở rà soát đề xuất tổ chức lại bộ máy của Sở theo Nghị định 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong dó ưu tiên thành lập các phòng, cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành, quản lý cây trồng, thuộc bảo vệ thực vật, phân bón.
Tác giả bài viết: Uông Sợi