6 triệu đồng/ha cao su: Lợi nhuận thu được thêm từ sử dụng phân bón Phú Mỹ
KS. Trần Huy Bình
2013-12-03T22:39:55-05:00
2013-12-03T22:39:55-05:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/MHNN-hieu-qua/6-trieu-dong-ha-cao-su-Loi-nhuan-thu-duoc-them-tu-su-dung-phan-bon-Phu-My-445.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2013_11/dsc04960.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Khoảng 6 triệu đồng/ha cao su là phần lợi nhuận thu được thêm từ sử dụng quy trình bón phân Phú Mỹ trên diện tích 1 ha, so với 1 ha cao su bón phân theo cách truyền thống (đối chứng) tại hộ ông Nguyễn Hữu Năm, thôn 3, xã Long Tân, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Đó là mô hình Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư đã phối hợp cùng Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ, thực hiện trình diễn “Sử dụng NPK 15.15.15 Phú Mỹ kết hợp Urea Phú Mỹ trên cây cao su kinh doanh”. Với quy mô 1 ha đối chứng, 1 ha trình diễn, thời gian thực nghiệm bón phân từ tháng 20/5/2013-1/9/2013. Mô hình đối chứng và thực nghiệm, đều được bố trí trên nền đất đỏ bazan như nhau, với chế độ bón phân các năm trước như nhau, cùng giống cao su và cùng độ tuổi khai thác. Bảng mô tả công thức bón phân, thời gian bón, cách bón phân cho mô hình trình diễn và mô hình đối chứng. Bảng 1. Mô hình trình diễn (tính cho 1 phần cạo = 1ha) TT Đợt bón Ngày bón Lượng phân Cách bón 1 Đợt 1 20/5/2013 250kg NPK 15.15.15 Phú Mỹ + 50kg Urea Phú Mỹ + 600kg phân hữu cơ vi sinh. Xẻ rãnh dài khoảng 120cm; ngang khoảng 20cm; sâu khoảng 15cm bón phân và lấp lại. 2 Dặm 20/7/2013 100kg Urea Phú Mỹ Rãi trên mặt lúc đất đủ ẩm 3 Đợt 2 1/9/2013 250kg NPK 15.15.15 Phú Mỹ + 50kg Urea Phú Mỹ + 600kg phân hữu cơ vi sinh. Xẻ rãnh dài khoảng 120cm; ngang khoảng 20cm; sâu khoảng 15cm bón phân và lấp lại. Bảng 2. Mô hình đối chứng (tính cho 1 phần cạo = 1ha) TT Đợt bón Ngày bón Lượng phân Cách bón 1 Đợt 1 20/5/2013 150kg phân Đạm (46%N) + 300kg Lân nung chảy + 50kg Kali + 600kg phân hữu cơ vi sinh. Xẻ rãnh dài khoảng 120cm; ngang khoảng 20cm; sâu khoảng 15cm bón phân và lấp lại. 2 Dặm 3 Đợt 2 1/9/2013 150kg phân Đạm (46%N nhập khẩu) + 300kg Lân nung chảy + 50kg Kali + 600kg phân hữu cơ vi sinh. Xẻ rãnh dài khoảng 120cm; ngang khoảng 20cm; sâu khoảng 15cm bón phân và lấp lại. Theo báo cáo kết quả mô hình này của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh, năng suất mủ cao su ở mô hình thực nghiệm cao vượt trội so với năng suất mủ cao su ở mô hình đối chứng. Trong 2 tháng đầu sau bón phân, mô hình đối chứng có năng suất tăng nhanh hơn một chút, tuy nhiên mức độ tăng thêm không đáng kể, điều này có thể giải thích rằng, với công thức bón phân đơn (cách bón truyền thống) phân đạm sẽ tan nhanh hơn, vì vậy cây sử dụng được nhiều hơn nên góp phần tăng năng suất nhất thời. Tuy nhiên, với chỉ số latex thì mô hình đối chứng tỏ ra thua kém hơn mô hình trình diễn ngay từ tháng thứ hai trở đi, điều này có thể rất dễ hiểu vì mô hình đối chứng đang sử dụng công thức phân quy đổi là 27,6-20,4-12 trong khi đó mô hình trình diễn sử dụng công thức phân quy đổi là 24,2-15-15, chính vì Kali trong mô hình trình diễn cao hơn mô hình đối chứng nên góp phần tăng chỉ số latex. Từ cuối tháng 8 cho đến tháng 11 cả hai chỉ tiêu năng suất và latex càng thể hiện rõ sự cách biệt giữa hai mô hình, mô hình trình diễn luôn có năng suất và latex cao hơn mô hình đối chứng. Đặc biệt, đến khoảng cuối tháng 8 cho đến đầu tháng 9 cả năng suất và latex ở mô hình đối chứng giảm mạnh, điều này cho thấy lúc này cây cần phải cung cấp thêm dinh dưỡng vì ở mô hình đối chứng phân tan quá nhanh nên dinh dưỡng tích lũy trong đất đã cạn kiệt. Trong khi đó ở mô hình trình diễn cả hai chỉ số này vẫn được duy trì ổn định hơn ở mức cao. Điều đó cho thấy phân phức hợp chậm tan (NPK 15.15.15 Phú Mỹ) kết hợp với Urea Phú Mỹ rất phù hợp cho cây cao su ở thời kỳ khai thác, không bộc phát bộc tàn như phân tan nhanh, nhờ vậy năng suất và latex luôn duy trì ở mức cao. Hiệu quả kinh tế của mô hình thực hiện rõ rệt so với đối chứng. Đối với chi phí đầu tư phân bón gốc thì mô hình trình diễn cao hơn nghiệm thức đối chứng 1.930.000 đồng (1.930.000đ = 10.600.000đ – 8.670.000đ). Trong khi đó, theo Bảng 2 cho thấy, mức chênh lệch tăng thêm khi đầu từ theo quy trình trình diễn đạt 7,968,052 đồng. Như vậy, nếu lấy mức chênh lệch tăng thêm (7,968,052 đồng) trừ đi chi phí đầu tư tăng thêm (1.930.000 đồng) thì lợi nhuận tăng thêm vẫn cao hơn mô hình đối chứng là 6.038.052 đồng. Theo ông Nguyễn Hữu Năm, thôn 3, xã Long Tân, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, trước đây, có 1 số công ty khi thực hiện mô hình trình diễn thì cấp cho người dân phân đạt chất lượng như trên bao bì, nhưng khi bán ra thị trường thì sản phẩm lại không đạt chất lượng như vậy, nên khi tham gia thử nghiệm mô hình này, ông đề nghị lấy phân Phú Mỹ ở một đại lý ngẫu nhiên trên địa bàn tỉnh để thực hiện thử nghiệm, kết quả năng suất, số độ mủ cao su ở mô hình thử nghiệm cao hơn hẳn ở mô hình đối chứng. Điều này, giúp ông tin tưởng hơn vào chất lượng của phân Phú Mỹ./. *(Ghi chú: chỉ số Latex, nông dân có thể hiểu nôm na là số độ mủ cao su)
Tác giả bài viết: KS. Trần Huy Bình
Nguồn tin: binhphuoc.gov.vn