Hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi lợn của một nông hộ

Thứ hai - 07/10/2013 22:42 2.358 0
Mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học là phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm tạo ra các quần thể vi sinh vật sống để xử lý chất thải của vật nuôi, làm cho môi trường trong sạch, giúp đàn lợn ăn nhiều, lớn nhanh, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa giảm do vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, đào bới suốt ngày, kích thích quá trình tiêu hóa.
Trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Dũng với mô hình “Nuôi lợn thịt trên nền đệm lót sinh học” tại xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang là mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả tốt cho gia đình anh. Nói về cách làm đệm lót sinh học, anh Dũng chia sẻ: Trang trại của anh được đầu tư chăn nuôi từ năm 2011 với 500m2, chi phí nền chuồng sử dụng đệm lót sinh học hết khoảng 10 triệu đồng, sử dụng 2-3 năm; sau một lứa sẽ bổ sung chất đệm vào chuồng khoảng 1 triệu đồng/10 m2. Một năm nuôi được 3,5 lứa, mỗi lứa nuôi 400con. Từ khi anh áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt trên nền đệm lót sinh học đem lại cho trang trại nhiều thuận lợi như: hạn chế dịch bệnh, tiết kiệm được nhân công và nguồn thức ăn, rút ngắn được thời gian nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Trung bình 1 lứa lợn thịt xuất chuồng trừ chi phí, trang trại thu lợi nhuận từ 50 triệu đồng trở lên. Đặc biệt hơn nữa, khi sử dụng đệm lót sinh học giảm được rất nhiều về lượng nước tắm hay rửa chuồng cho lợn, không có mùi hôi, không dọn chất thải trong suốt quá trình nuôi. Ngoài ra, lớp đệm sau khi nuôi lợn có thể dùng làm phân bón cho cây trồng, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, trang trại cũng gặp khó khăn vào mùa khô, nhiệt độ khoảng trên 340C trang trại cần có hệ thống nước tự động, cho phun sương trên mái chuồng nhằm giảm nhiệt độ, giữ cho nền chuồng không bị khô hanh. Đây là một khó khăn đối các trang trại khan hiếm nguồn nước vào mùa khô, kéo theo chi phí sử dụng điện tăng cao, lợi nhuận thấp lại. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, mô hình này chưa phát triển nhiều, muốn nhân rộng cần phải có những mô hình thử nghiệm, nghiên cứu, đánh giá và có quy trình kỹ thuật cụ thể. Mục đích của mô hình thử nghiệm là hướng dẫn người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và vừa tại các vùng đông dân cư sinh sống áp dụng, hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, nhằm góp phần xây dựng thành công cho các xã nông thôn mới theo hướng chăn nuôi bền vững và phát triển ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Bình Phước./.
Tác giả bài viết: Từ Thụy Hạnh-TP Chăn nuôi
Nguồn tin: Đảng ủy Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây