Xuất khẩu cà phê chưa đạt giá trị cao
Theo SGGP Online
2015-03-15T23:37:31-04:00
2015-03-15T23:37:31-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-trong-nuoc/Xuat-khau-ca-phe-chua-dat-gia-tri-cao-864.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Cà phê nước ta hiện có diện tích hơn 600.000 ha, sản lượng đạt hơn 1,3 triệu tấn nhân và kim ngạch xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD. Mặc dù chúng ta đạt kim ngạch 3,4/12 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê toàn cầu nhưng lại chiếm tỷ trọng chưa tới 1% trong tổng số 400 tỷ USD giá trị thương phẩm cà phê toàn cầu.
Sáng 11/3/2015, tại TP. Buôn Ma Thuột, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và UBND tỉnh Đăk Lăk tổ chức hội nghị “Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam”. Theo nhiều chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế tham gia hội nghị, hiện cà phê Việt Nam phát triển chưa bền vững và chưa đạt giá trị cao trong xuất khẩu. Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới và đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta, nhưng chất lượng cà phê chưa cao và chưa chiếm lĩnh được thị trường cà phê thế giới. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát cho biết: Cà phê nước ta hiện có diện tích hơn 600.000 ha, sản lượng đạt hơn 1,3 triệu tấn nhân và kim ngạch xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD. Cây cà phê hiện là nguồn thu chính của hơn 500.000 hộ dân và tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động. Trong những năm qua, cây cà phê đã góp phần lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho hàng ngàn hộ dân. Nhưng ngành cà phê nước ta vẫn phát triển chưa bền vững, chúng ta mới tập trung vào trồng trọt và chế biến thô, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu nên chưa nâng cao được giá trị của cà phê. Mặc dù chúng ta đạt kim ngạch 3,4/12 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê toàn cầu nhưng lại chiếm tỷ trọng chưa tới 1% trong tổng số 400 tỷ USD giá trị thương phẩm cà phê toàn cầu. Ông Nguyễn Văn Tám, Phó Giám đốc Chi nhánh Cafecontrol Đăk Lăk đề xuất những giải pháp như: Tổ chức lại hệ thống chế biến, gắn chế biến với vùng nguyên liệu và tiêu thụ; xây dựng các chính sách tài chính riêng cho ngành cà phê; đa dạng hóa sản phẩm; sản xuất cà phê có chứng nhận… Còn theo ông Nguyễn Văn Hòa, định hướng phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa ra mục tiêu giữ ổn định diện tích khoảng 600.000 ha, trong đó Tây Nguyên có 530.000 ha và 70.000 ha còn lại nằm ở các vùng khác. Diện tích cà phê được tái canh khoảng 90.000 ha, thực hiện tái canh mỗi năm chiếm 15 - 20% diện tích trên. Sử dụng 100% giống cà phê mới (có năng suất, chất lượng cao, chín đều) trong tái canh, nâng tỷ lệ cà phê giống mới chiếm 40% diện tích cả nước. Bên cạnh đó, phổ biến quy trình thực hành sản xuất cà phê bền vững để đến năm 2020 sẽ có 80% diện tích cà phê được áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt.
Tác giả bài viết: Theo SGGP Online
Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM